Trắc nghiệm ôn tập Toán 8 chân trời sáng tạo giữa học kì 2 ( Đề số 1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 8 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cho hàm số $f(x) = x^{3} − 3x – 2$. Tính 2.f(3)
- A. 16
- B. 8
C. 32
- D. 64
Câu 2: Trong các điểm M (3;-3); N(4;2); P(-3;-3); Q(-2;1); H(-1;3) có bao nhiêu điểm thuộc góc phần tư thứ hai?
- A. 0
- B. 1
- C. 4
D. 2
Câu 3: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ các điểm A(3;1); B(-2;1); C(3;4) và D(-2;4). Tứ giác ABCD là hình gì?
- A. Hình vuông
B. Hình chữ nhật
- C. Hình bình hành
- D. Chưa đủ điều kiện xác định
Câu 4: Cho hàm số $y=(m+1)x–1$ có đồ thị là đường thẳng d1 và hàm số y = x + 1 có đồ thị là đường thẳng d2. Xác định m để hai đường thẳng d1 và d2 cắt nhau tại một điểm có tung độ y = 4
- A. $m=\frac{3}{2}$
- B. $m=-\frac{3}{2}$
C. $m=\frac{2}{3}$
- D. $m=-\frac{2}{3}$
Câu 5: Cho đường thẳng $d1:y=−x+2$ và $d2:y=5–4x$. Gọi A, B lần lượt là giao điểm của d1 với d2 và d1 với trục hoành. Tổng hoành độ giao điểm của A và B là:
- A. 2
B. 3
- C. 4
- D. 8
Câu 6: Đường thẳng $y=\left ( 6-\frac{m}{2} \right )x-2m+3$ đi qua điểm A (−2; 4) có hệ số góc bằng bao nhiêu?
- A. $-13$
B. $\frac{25}{2}$
- C. $-\frac{25}{2}$
- D. $-\frac{1}{2}$
Câu 7: Số nguyên dương nhỏ nhất của m để phương trình $(3m–3)x+m=3m^{2}+1$ có nghiệm duy nhất là:
- A. m ≠ 1
- B. m = 1
C. m = 2
- D. m = 0
Câu 8: Một tổ sản xuất theo kế hoạch mỗi ngày phải sản xuấ 50 sản phẩm. Khi thực hiện tổ đã sản xuất được 57 sản phẩm một ngày. Do đó hoàn thành trước kế hoạch 1 ngày và còn vượt mức 13 sản phẩm. Hỏi theo kế hoạch tổ sản xuất bao nhiêu sản phẩm?
- A. 550
- B. 400
- C. 600
D. 500
Câu 9: Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 30 km/h. Đến B người đó làm việc trong một giờ rồi quay về A với vận tốc 24 km/h. Biết thời gian tổng cộng hết 5 giờ 30 phút. Tính quãng đường AB.
- A. 40 km
- B. 20 km
C. 60 km
- D. 80 km
Câu 10: Cho hình thang ABCD (AB // CD) có BC = 15cm. Điểm E thuộc cạnh AD sao cho $\frac{AE}{ED}=\frac{1}{3}$. Qua E kẻ đường thẳng song song với CD, cắt BC ở F. Tính độ dài BF.
- A. 15 cm
B. 5 cm
- C. 10 cm
- D. 7 cm
Câu 11: Cho tam giác ABC, trên AB lấy điểm M sao cho AM = 4cm và MB = 6cm. Qua M kẻ đường thẳng song song với BC cắt AC tại N biết AC = 20cm. Tính AN?
A. 8 cm
- B. 10 cm
- C. 12 cm
- D. 6 cm
Câu 12: Cho tam giác ABC có AB = 6cm, AC = 8cm và BC = 10cm. Gọi M là trung điểm của BC. Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với AB cắt AB tại N. Tính MN?
A. 4cm
- B. 5cm
- C. 6cm
- D. 3cm
Câu 13: Cho tam giác ABC có chu vi 18cm, các đường phân giác BD và CE. Tính các cạnh của tam giác ABC, biết $\frac{AD}{DC}=\frac{1}{2},\frac{AE}{EB}=\frac{3}{4}$
- A. AC = 4cm, BC = 8cm, AB = 6cm
- B. AB = 4cm, BC = 6cm, AC = 8cm
C. AB = 4cm, BC = 8cm, AC = 6cm
- D. AB = 8cm, BC = 4cm, AC = 6cm
Câu 14: Cho hàm số $f(x) = 3x^{2} + 2x + 1$. Tính f(3) – 2f(2).
- A. 34
- B. 17
- C. 20
D. 0
Câu 15: Tính hệ số góc của đường thẳng d: y = (2m – 4)x + 5 biết nó song song với đường thẳng d’: 2x – y – 3 = 0
- A. 1
- B. −2
- C. 3
D. 2
Câu 16: Gọi $x_{0}$ là một nghiệm của phương trình 5x – 12 = 4 - 3x. $x_{0}$ còn là nghiệm của phương trình nào dưới đây?
A. $2x – 4 = 0$
- B. $-x – 2 = 0$
- C. $x^{2} + 4 = 0$
- D. $9 – x^{2} = -5$
Câu 17: Cho ΔABC đều, cạnh 3cm; M, N là trung điểm của AB và AC. Chu vi của tứ giác MNCB bằng
- A. 8cm
B. 7,5 cm
- C. 6 cm
- D. 7 cm
Câu 18: Cho tam giác ABC có: AB = 4 cm, AC = 5 cm, BC = 6 cm. Các đường phân giác BD và CE cắt nhau ở I. Tỉ số diện tích các tam giác DIE và ABC là:
A. $\frac{4}{55}$
- B. $\frac{1}{8}$
- C. $\frac{1}{10}$
- D. $\frac{2}{45}$
Câu 19: Cho tam giác ABC cân tại A, AB = 10 cm, BC = 12 cm. Gọi I là giao điểm các đường phân giác của tam giác. Tính độ dài AI
- A. 4 cm
- B. 5,5 cm
- C. 6 cm
D. 5 cm
Câu 20: Cho hàm số y = (2m + 1)x. Xác định m biết đồ thị hàm số đi qua điểm A(-1;1)
- A. m = 1
B. m = -1
- C. m = 0
- D. m = 2
Bình luận