Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 8 chân trời sáng tạo bài tập cuối chương V

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 8 Bài tập cuối chương V - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho hàm số f(x) = 3x – 2 có đồ thị (C). Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số (C).

  • A. M (0; 1) 
  • B. N (2; 3)  
  • C. P (−2; −8)
  • D. Q (−2; 0)

Câu 2: Cho các công thức $2y=x+3; -y=\frac{x}{2}; y=x^{2}+3$ Có bao nhiêu công thức chứng tỏ rằng y là hàm số của x?

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3

Câu 3: Cho các công thức $y - 3 = x; -2y = x; y^{2}=x $. Có bao nhiêu công thức chứng tỏ rằng y là hàm số của x

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3

Câu 4: Đường thẳng nào sau đây đi qua điểm N (1; 1)

  • A. 2x + y – 3 = 0        
  • B. y – 3 = 0
  • C. 4x + 2y = 0                         
  • D. 5x + 3y – 1 = 0

Câu 5: Đường thẳng nào sau đây đi qua điểm M (1; 4)?

  • A. 2x + y – 3 = 0                     
  • B. y – 5 = 0
  • C. 4x – y = 0                  
  • D. 5x + 3y – 1 = 0

Câu 6: Đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) là:

  • A. Một đường thẳng
  • B. Đi qua gốc tọa độ 
  • C. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ
  • D. Một đoạn thẳng đi qua gốc tọa độ

Câu 7: Câu nào sau đây đúng:

  • A. Gốc tọa độ có tọa độ là (0; 0)
  • B. Điểm nằm trên trục hoành có tung độ bằng 0
  • C. Điểm nằm trên trục tung có hoành độ bằng 0
  • D. A, B, C đều đúng

Câu 8: Trong các điểm M (3;-3); N(4;2); P(-3;-3); Q(-2;1); H(-1;3) có bao nhiêu điểm thuộc góc phần tư thứ hai?

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 4
  • D. 2

Câu 9: Trên mặt phẳng tọa độ, các điểm có tung độ bằng 0 là:

  • A. Nằm trên trục hoành
  • B. Nằm trên trục tung
  • C. Điểm A(1;0)
  • D. Gốc tọa độ

Câu 10: Điểm M(-1;3) không thuộc đồ thị hàm số

  • A. y = -3x
  • B. y = x + 4
  • C. y = 2 - x
  • D. y = 2x + 3

Câu 11: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ các điểm A(3;1); B(-2;1); C(3;4) và D(-2;4). Tính diện tích tứ giác ABCD ?

  • A. $15 cm^{2}$
  • B.$16 cm^{2}$
  • C. $30 cm^{2}$
  • D. $40 cm^{2}$

Câu 12: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ các điểm A(3;1); B(-2;1); C(3;4) và D(-2;4). Tứ giác ABCD là hình gì?

  • A. Hình vuông
  • B. Hình chữ nhật
  • C. Hình bình hành
  • D. Chưa đủ điều kiện xác định

Câu 13: Cho hàm số bậc nhất y = f(x) = ax - a - 4. Biết f(2) = 5, vậy f(5) = ?

  • A. 2
  • B. 0
  • C. 32
  • D. Một đáp án khác

Câu 14: Chọn khẳng định đúng về đồ thị hàm số $y=ax+b$ (a≠0)

  • A. Là đường thẳng đi qua gốc tọa độ
  • B. Là đường thẳng song song với trục hoành
  • C. Là đường thẳng đi qua hai điểm $A(1;b);B(-\frac{b}{a};0)$
  • D. Là đường cong đi qua gốc tọa độ

Câu 15: Chọn đáp án đúng nhất. Hàm số y = ax + b là hàm số bậc nhất khi:

  • A. a = 0
  • B. a < 0
  • C. a > 0
  • D. a ≠ 0

Câu 16: Cho hàm số $y=(1–m)x+m$. Xác định m để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ x = −3

  • A. $m=\frac{1}{2}$
  • B. $m=\frac{3}{4}$
  • C. $m=-\frac{3}{4}$
  • D. $m=\frac{4}{5}$

Câu 17: Không vẽ đồ thị hàm số: y = 1,5x + 10, hãy cho biết trong các điểm sau, điểm nào không thuộc đồ thị hàm số đã cho: A(10; 25) ; B(-2; 7) ; C(4; - 4) ; D(0; 10)?

  • A. Điểm A
  • B. Điểm B
  • C. Điểm C
  • D. Điểm D

Câu 18: Cho hàm số $y=(m+1)x–1$ có đồ thị là đường thẳng d1 và hàm số y = x + 1 có đồ thị là đường thẳng d2. Xác định m để hai đường thẳng d1 và d2 cắt nhau tại một điểm có tung độ y = 4

  • A. $m=\frac{3}{2}$
  • B. $m=-\frac{3}{2}$
  • C. $m=\frac{2}{3}$
  • D. $m=-\frac{2}{3}$

Câu 19: Đường thẳng nào sau đây đi qua điểm M (1; 4)?

  • A. 2x + y – 3 = 0                     
  • B. y – 5 = 0
  • C. 4x – y = 0                  
  • D. 5x + 3y – 1 = 0

Câu 20: Cho hai hàm số $f(x) = x^{2}$ và $g(x) = 5x – 4$. Có bao nhiêu giá trị của a để f(a) = g(a)

  • A. 0            
  • B. 1            
  • C. 2            
  • D. 3

Câu 21: Tìm m để hàm số $y=\frac{m+1}{m-2}x+2m-3$ là hàm số bậc nhất

  • A. $m\neq -1$
  • B. $m > -1$
  • C. $m\neq -1; 2$
  • D. $m\neq 2$

Câu 22: Cho đường thẳng (d):y = (m - 3)x + 3m + 2. Tìm giá trị nguyên của m để (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ nguyên

  • A. m = 4
  • B. m = 14
  • C. m = 2
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 23: Cho đường thẳng d: y = −kx + b (k ≠ 0). Hệ số góc của đường thẳng d là:

  • A. -k
  • B. k
  • C. $\frac{1}{k}$
  • D. b

Câu 24: Tìm hệ số góc của đường thẳng d: y = (3 – m)x + 2 biết nó vuông góc với đường thẳng d’: x – 2y – 6 = 0

  • A. −2         
  • B. 3            
  • C. 1            
  • D. 2

Câu 25: Tìm hệ số góc của đường thẳng d biết d đi qua gốc tọa độ O và điểm M(1;3)

  • A. −2         
  • B. 3    
  • C. 1            
  • D. 2

Câu 26: Cho đường thẳng d: y = (m + 2)x – 5 có hệ số góc là k = −4. Tìm m

  • A. m = −4   
  • B. m = −6   
  • C. m = −5   
  • D. −3

Câu 27: Tính hệ số góc của đường thẳng d: y = 5mx + 4m − 1 biết nó song song với đường thẳng d’: x – 3y + 1 = 0

  • A. $\frac{1}{3}$
  • B. $\frac{2}{3}$
  • C. 1
  • D. 3

Câu 28: Cho hàm số $y=(\sqrt{3}+2)x-4-4\sqrt{3}$. Tìm x để y = 3

  • A. $x=\sqrt{3}+3$
  • B. $x=\sqrt{3}$
  • C. $x=\sqrt{3}+2$
  • D. $x=\sqrt{3}-2$

Câu 29: Trong các hàm số sau đâu là hàm hằng?

  • A. $y = x$
  • B. $y = 2x +1$
  • C. $y = 2$
  • D. $y = \frac{5}{x}$

Câu 30: Cho hàm số y = 2x + 100 giá trị của y là bao nhiêu khi x = 0

  • A. 0 
  • B. 2
  • C. 100
  • D. 102

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác