Trắc nghiệm ôn tập Toán 8 chân trời sáng tạo cuối học kì 2 (Đề số 2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 8 cuối học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hàm số y = 5 – 3x là hàm số?
A. Nghịch biến
- B. Hàm hằng
- C. Đồng biến
- D. Đồng biến với x > 0
Câu 2: Trong mặt phẳng tọa độ cho các điểm A(2; 3), B(-2; 3), C(2; -3), D(-2; -3). Các đoạn thẳng song song với trục hoành là:
- A. AC và DC
- B. AC
C. DC và AB
- D. BC và AD
Câu 3: Cho hàm số bậc nhất y = kx - 3. Tìm k, biết rằng đồ thị hàm số đi qua điểm A(-1; 0,5)
A. k = -3,5
- B. k = 3,5
- C. k = 2
- D. k = -2
Câu 4: Cho hình thang ABCD (AB // CD) có diện tích $36cm^{2}$, AB = 4cm, CD = 8cm. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo. Tính diện tích tam giác COD.
- A. $8cm^{2}$
- B. $6cm^{2}$
C. $16cm^{2}$
- D. $32cm^{2}$
Câu 5: Cho hai đường thẳng y = 2x + 10 và y = (3 – m)x + 4. Biết rằng hai đường thẳng trên tạo với trục Ox các góc bằng nhau. Tìm m?
- A. m = 0
B. m = 1
- C. m = -1
- D. m = 2
Câu 6: Tìm giá trị của m sao cho phương trình sau đây nhận x = – 2 là nghiệm: 2x + m = x – 1.
A. m = 1
- B. m = - 1
- C. m = 7.
- D. m = - 7.
Câu 7: Một hình thang có đáy lớn là 5 cm, đáy nhỏ ngắn hơn đáy lớn là 0,8 cm. Độ dài đường trung bình của hình thang là:
- A. 4,7 cm
- B. 4,8 cm
C. 4,6 cm
- D. 5 cm
Câu 8: Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AM. Tia phân giác của góc AMB cắt AB ở D, tia phân giác của góc AMC cắt AC ở E. Gọi I là giao điểm của AM và DE. Tính độ dài DE, biết BC = 30 cm, AM = 10 cm.
- A. 9 cm
- B. 6 cm
- C. 15 cm
D. 12 cm
Câu 9: Cho tứ giác ABCD có đường chéo BD chia tứ giác đó thành hai tam giác đồng dạng ΔABD ⁓ ΔBDC.
Chọn câu sai.
- A.
- B. ABCD là hình thang
- C. BD2 = AB.DC
D. AD // BC
Câu 10: Giải phương trình 2x + x + 12 = 0
A. 4
- B. -4
- C. -12
- D. 12
Câu 11: Cho hình bình hành ABCD có I là giao điểm của AC và BD. E là một điểm bất kì thuộc BC, qua E kẻ đường thẳng song song với AB và cắt BD, AC, AD tại G, H, F. Chọn kết luận sai?
A. ΔBGE ~ ΔHGI
- B. ΔGHI ~ ΔBAI
- C. ΔBGE ~ ΔDGF
- D. ΔAHF ~ ΔCHE
Câu 12: Cho hình bình hành ABCD, điểm F trên cạnh BC. Tia AF cắt BD và DC lần lượt ở E và G. Chọn khẳng định sai.
- A. ΔBFE ~ ΔDAE
- B. ΔDEG ~ ΔBEA
C. ΔBFE ~ ΔDEA
- D. ΔDGE ~ ΔBAE
Câu 13: Trong một phòng họp có 80 người ngồi họp được xếp đều ngồi trên các dãy ghế. Nếu ta bớt đi 2 dãy thì mỗi dãy còn lại phải xếp thêm 2 người mới đủ chỗ. Hỏi lúc đầu có bao nhiêu dãy ghế?
A. 10 dãy.
- B. 8 dãy.
- C. 6 dãy.
- D. 12 dãy.
Câu 14: Cho tam giác ABC cân tại A, AC = 20 cm, BC = 24 cm, các đường cao AD và CE cắt nhau ở H. Tính độ dài HD.
- B. 12 cm
- B. 6 cm
C. 9 cm
- D. 10 cm
Câu 15: Tổng của chữ số hàng đơn vị và hai lần chữu số hàng chục của một số có hai chữ số là 10. Nếu đổi chỗ hai chữ số này cho nhau thì ta thu được số mới nhỏ hơn số cũ là 18 đơn vị. Tổng các chữ số đã cho là:
- A. 9
- B. 8
C. 6
- D. 10
Câu 16: Một túi chứa 4 viên bi đỏ, 5 viên bi xanh và 1 viên bi vàng. Nếu bạn lấy ngẫu nhiên một viên bi từ túi, xác suất để lấy được viên bi màu vàng là bao nhiêu?
- A. $\frac{1}{2}$
- B. $\frac{1}{10}$
- C. $\frac{1}{4}$
D. $\frac{1}{20}$
Câu 17: Trong hộp có một số bút xanh, một số bút vàng và một số bút đỏ. lấy ngẫu nhiên 1 bút từ hộp, xem màu gì rồi trả lại. Lặp lại hoạt động trên 40 lần ta được kết quả như sau:
Màu bút | Bút xanh | Bút vàng | Bút đỏ |
Số lần | 14 | 10 | 16 |
Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện không lấy được màu vàng
- A. 0,25
B. 0,75
- C. 0,1
- D. 0,9
Câu 18: Viết phương trình đường thẳng d biết d tạo với trục Ox một góc bằng 60 độ và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng −2
- A. $y=\sqrt{3}x-\sqrt{3}$
- B. $y=-\sqrt{3}x+2\sqrt{3}$
- C. $y=\sqrt{3}x$
D. $y=\sqrt{3}x+2\sqrt{3}$
Câu 19: Tìm số tự nhiên có bốn chứ số, biết rằng nếu viết thêm chữ số 1 vào đằng trước ta được số A có năm chữ số, nếu viết thêm chữ số 4 vào đằng sau ta được số B có năm chữ số, trong đó B gấp 4 lần A
- A. 6789
B. 6666
- C. 6699
- D. 9999
Câu 20: 2 biến cố nào sau là 2 biến cố đồng khả năng?
- A. “ Lượng mưa tháng 6 tại Hà Nội là 800 mm” và “ Lượng mưa tháng 7 tại Hà Nội là 800 mm”
B. “ Tung 1 đồng xu xuất hiện mặt sấp” và “ Tung 1 đồng xu xuất hiện mặt ngửa”
- C. Viết 1 số tự nhiên bất kì. Hai biến cố là “ Viết được số nguyên tố” và “ Viết được hợp số”
- D. Lớp 7A2 có 15 học sinh nam, 30 học sinh. Cô giáo gọi ngẫu nhiên 1 bạn lên làm bài tập. 2 biến cố “Cô gọi được bạn nam ” và “ Cô gọi được bạn nữ”
Bình luận