Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 6 Văn bản đọc Một số câu tục ngữ Việt Nam (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Một số câu tục ngữ Việt Nam phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tục ngữ là :
- A. tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.
- B. một loại hình văn học dân gian. Ca dao Việt Nam rất hay và ý nghĩa, có nhiều nội dung truyền lại kinh nghiệm của cha ông ta từ xa xưa để lại, được truyền miệng từ đời này qua đời khác.
C. những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
- D. thành ngữ và tục là một.
Câu 2: Những chủ đề thể hiện trong những câu tục ngữ bao gồm:
- A. vẻ dẹp trong văn hóa con người Việt.
B. tục ngữ đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.
- C. vẻ đẹp thiên nhiên.
- D. những lời ca cổ.
Câu 3: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ là gì?
- A. dài dòng, khó hiểu.
- B. ngắn gọn nhưng quá khó hiểu.
- C. rất khó sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.
D. ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, có vần điệu.
Câu4: Câu tục ngữ nào không có sự cân đối giữa hai vế trong một dòng?
- A. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối
- B. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
C. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
- D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 5: Độ dài của tục ngữ là bao nhiêu?
- A. rất dài.
- B. dài như một bài hát.
- C. thường gồm hai câu lục bát.
D. thường chỉ từ một đến hai câu, ngắn gọn, thường có số tiếng chẵn.
Câu 6: Tác giả của các câu tục ngữ trong bài là ai?
- A. Tự lực văn đoàn
- B. Nguyễn Xuân Kinh, Nguyễn Thuý Loan,…
C. Dân gian, không xác định.
- D. Tô Hoài, Huy Cận
Câu 7: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”?
A. Dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn cũng vẫn phải giữ những phẩm chất tốt.
- B. Nhịn đói để cho người sạch và mặc quần áo rách để cho người thơm tho.
- C. Nếu một người đói, rách thì người đó sẽ được chính quyền hỗ trợ để cho người sạch sẽ, thơm tho.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” gần nghĩa với câu nào trong bài đọc?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- B. Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.
- C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- D. Người sống hơn đống vàng.
Câu 9: Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt?
- A. Câu tục ngữ số (3)
B. Câu tục ngữ số (15)
- C. Câu tục ngữ số (4)
- D. Câu tục ngữ số (11)
Câu 10: Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trong ?
- A. Hai vế câu cân đối về số tiếng (Ví dụ: Nắng chóng trưa, mưa chóng tối; Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa; Đói cho sạch, rách cho thơm;,...)
- B. Hai dòng có số tiếng trong cân đối với nhau (Ví dụ: Kiến cánh vỡ tổ bay ra/ Bão táp mưa sa gần tới; Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối;...)
- C. Những câu tục ngữ tưởng như vế câu không đối xứng nhưng thực chất lại đối xứng.
D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 11: Có thể phân chia các câu tục ngữ trong bài "Một số câu tục ngữ Việt Nam" vào những chủ đề nào?
- A. Nhận thức về tự nhiên
- B. Kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử đời sống
C. 2 ý trên đều đúng
- D. 2 ý trên đều sai
Câu 12: Chỉ ra những câu tục ngữ nào trong bài "Một số câu tục ngữ Việt Nam" thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp?
- A. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (8), (11), (12), (13).
- B. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (12), (13).
- C. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (11), (12), (15).
D. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (11), (12), (13).
Câu 13: Những câu tục ngữ nào trong bài "Một số câu tục ngữ Việt Nam" thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ?
- A. (8), (10), (14), (15).
- B. (9), (10), (11), (15).
C. (9), (10), (14), (15).
- D. (9), (10), (13), (15).
Câu 14: Các câu tục ngữ từ câu 6 đến câu 8 là về chủ đề gì?
- A. Kinh nghiệm điều chỉnh việc làm đối với nhà nông.
B. Kinh nghiệm về lao động sản xuất.
- C. Kinh nghiệm về nuôi tằm, một nghề kiếm nhiều tiền.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?
- A. Vì xã hội ngày nay không có quá nhiều sự thay đổi so với xã hội trước đây.
B. Vì mặc dù thời ngày nay có nhiều thứ thay đổi nhưng những yếu tố về phẩm chất con người, về kinh nghiệm sống,… vẫn còn đó.
- C. Vì sự duy trì về cấu trúc thượng tầng của một xã hội.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 16: Việc gieo vần có tác dụng giúp cho câu tục ngữ?
- A. giúp cho câu tục ngữ có bố cục đẹp.
- B. giúp cho câu tục ngữ trở nên hay hơn
C. giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.
- D. giúp cho câu tục ngữ trở nên khó hiểu hơn.
Câu 17: Câu tục ngữ có hình thức tương tự câu tục ngữ (15) trong bài?
- A. Được chim bẻ ná, được cá quên nơm
B. Đói thì ăn ráy ăn khoai/ Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng
- C. Ăn cháo đá bát
- D. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh
Câu 18: Các câu tục ngữ từ câu 1 đến câu 5 là về chủ đề gì?
- A. Ẩn dụ cho những gian khó mà người dân Việt Nam xưa phải gánh chịu.
- B. Cách nhìn nhận thế giới.
C. Kinh nghiệm về thời tiết.
- D. Cách bói mưa, nắng.
Câu 19: Trong 15 câu tục ngữ trong bài những câu nào có gieo vần?
A. trừ câu (14), các câu còn lại đều có gieo vần.
- B. tất cả các câu đều gieo vần.
- C. trừ câu (1), các câu còn lại đều có gieo vần.
- D. trừ câu (4), các câu còn lại đều có gieo vần.
Câu 20: Câu tục ngữ số 15 khuyên con người ta phải làm gì?
- A. Phải trồng ba cây thì mới làm thành một ngọn núi.
- B. Phải sống theo cách ẩn dụ.
C. Phải đoàn kết thì mới có sức mạnh.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Xem toàn bộ: Soạn bài 6 Văn bản đọc Một số câu tục ngữ Việt Nam
Bình luận