Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời ôn tập Tuần 2: Khung trời tuổi thơ
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập Tuần 2: Khung trời tuổi thơ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phần mở bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?
- A. Miêu tả sự thay đổi của phong cảnh.
B. Giới thiệu khái quát về phong cảnh.
- C. Miêu tả bao quát vẻ đẹp phong cảnh.
- D. Nêu cảm nhận về phong cảnh.
Câu 2: Đoạn văn dưới đây đã dùng cách mở bài gián tiếp như thế nào?
Đất nước Việt Nam có nhiều cảnh đẹp. Mỗi miền của Tổ quốc đều có những bức tranh thiên nhiên kiệt tác. Lạng Sơn với động Tam Thanh, sông Kì Cùng. Bắc Cạn có hồ Ba Bể nên thơ, hùng vĩ. Quảng Bình với động Phong Nha – đệ nhất kì quan. Còn Quảng Ngãi có núi Thiên Ấn trầm tư bên dòng sông Trà Khúc. Núi Thiên Ấn đã cùng sông Trà Khúc đã làm nên một cảnh quan tươi đẹp ở quê hương em.
A. Liệt kê một số cảnh sau đó giới thiệu cảnh chọn tả.
- B. Giới thiệu người, vật,… gợi nhớ đến cảnh.
- C. Giới thiệu bài thơ có nhắc đến cảnh.
- D. Nêu tên cảnh và thời điểm miêu tả cảnh.
Câu 3: Theo bài đọc “Rét ngọt”, qua hình ảnh các bạn vui cười, cho ta cảm nhận được gì từ các bạn nhỏ?
A. Trong sáng, hồn nhiên, hạnh phúc.
- B. Trong sáng, hoạt bát, hạnh phúc.
- C. Hồn nhiên, hoạt bát, nghịch ngơm.
- D. Nghịch ngợm, dí dỏm, vui tươi.
Câu 4: Theo bài đọc “Rét ngọt”, đâu là nội dung của bài đọc?
- A. Cho chúng ta thấy được món chè lam của bà dược làm ra rất công phu và tỉ mỉ.
- B. Cho chúng ta thấy được muốn làm ra được vị ngọt, dẻo dai của chè lam thì phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của bà.
- C. Sự vui tươi, hồn nhiên của các bạn nhỏ khi nếm được vị ngọt của chè lam và vị ngọt của khoai lang nướng.
D. Những món quà quê bình dị và tình yêu của bà giúp cho những ngày đông rét mướt trở nên ấm áp.
Câu 5: Theo bài đọc “Rét ngọt”, em rút ra được ý nghĩa gì từ bài đọc?
- A. Sự hồn nhiên, hoạt bát của các bạn trẻ đã tạo nên một tuổi thơ vô cùng ý nghĩa và ngọt ngào.
B. Tình cảm chan chứa yêu thương của bà đã đem đến cho các cháu một tuổi thơ ngọt ngào, đầy ý nghĩa.
- C. Tình cảm yêu thương của bà dành cho các cháu là một tình cảm thiêng liêng vô cùng.
- D. Tính cách vui vẻ của các cháu đã tạo nên một tuổi thơ đẹp đẽ, trọn vẹn bên người bà thân yêu của mình.
Câu 6: Đâu là không phải từ đồng nghĩa với từ thưa thớt?
- A. Lác đác.
- B. Lơ thơ.
- C. Vắng vẻ.
D. Thênh thang.
Câu 7: Đâu là từ đồng nghĩa với từ hòa thuận?
A. Hòa hợp.
- B. Hoàn giải.
- C. Hòa tấu.
- D. Hòa vốn.
Câu 8: Dòng nào chứa toàn những từ đồng nghĩa?
A. Xanh ngát, xanh ngắt, xanh rờn, xanh biếc.
- B. Xanh xao, xanh xanh, xanh biếc, xanh lơ.
- C. Đỏ bừng, đỏ hoe, đỏ tía, đỏ đen.
- D. Trắng tinh, trắng toát, trắng án, trắng xóa.
Câu 9: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?
A. Kiêu ngạo.
- B. Khiêm tốn.
- C. Khiêm nhường.
- D. Khiêm nhượng.
Câu 10: Dòng nào có từ mà tiếng “nhân” không cùng nghĩa với tiếng “nhân” trong các từ còn lại?
- A. Nhân loại, nhân tài, nhân lực.
- B. Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân ái.
C. Nhân công, nhân chứng, nhân đôi.
- D. Nhân dân, quân nhân, nhân vật.
Câu 11: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?
Nắng trải mênh mông trên khắp các sườn đồi. Hương rừng thoang thoảng đưa. Từng bầy ong đen như một khoảng mây lớn đang rủ nhau đi tìm mật. Phảng phất trong gió hương thơm ngọt của các loài hoa rừng quen quen.
A. Thoang thoảng – phảng phất.
- B. Mênh mông – quen quen.
- C. Thoang thoảng – mênh mông.
- D. Phảng phất – mênh mông.
Câu 12: Tác giả của bài thơ “Tiếng gà trưa” là ai?
- A. Xuân Diệu.
B. Xuân Quỳnh.
- C. Chính Hữu.
- D. Tố Hữu.
Câu 13: Dòng nào chỉ các từ đồng nghĩa?
- A. Biểu đạt, diễn tả, lựa chọn, đông đúc.
- B. Diễn tả, tấp nập, nhộn nhịp, biểu thị.
C. Biểu đạt, bày tỏ, trình bày, giãi bày.
- D. Chọn lọc, trình bày, sàng lọc, kén chọn.
Câu 14: Đâu là lưu ý khi miêu tả phong cảnh để bài viết thêm thú vị, sinh động?
- A. Cần chọn phong cảnh nổi tiếng, được công nhận là danh lam thắng cảnh.
- B. Cảm nhận vẻ đẹp phong cảnh chủ yếu bằng mắt.
- C. Cần nêu được nguồn lợi du lịch từ phong cảnh.
D. Đặc điểm của phong cảnh cần được cảm nhận bằng nhiều giác quan.
Câu 15: Câu thơ dưới đây, tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì?
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc”
- A. So sánh.
- B. Nhân hóa.
C. Điệp từ.
- D. Ẩn dụ.
Câu 16: Theo bài thơ “Tiếng gà trưa”, từ “nghe” được nhắc lại nhiều lần có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh sự tác động mạnh mẽ của tiếng gà đến tâm hồn người chiến sĩ.
- B. Gợi tả âm thanh của tiếng gà mái vừa nhảy ổ đẻ trứng lúc ban trưa.
- C. Nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà lan tỏa rất xa giữa trưa hè.
- D. Nhấn mạnh tác giả đang chú lắng nghe tiếng gà trên những bước hành quân.
Câu 17: Nội dung chính của đoạn văn miêu tả phong cảnh dưới đây là gì?
Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Theo Thụy Chương
- A. Miêu tả sự thay đổi sắc nước biển theo các mùa trong năm.
- B. Miêu tả sự thay đổi sắc nước biển theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại.
C. Miêu tả sự thay đổi sắc nước biển theo các buổi trong ngày.
- D. Miêu tả sự thay đổi sắc nước biển từ xa đến gần.
Câu 18: Đoạn văn dưới đây miêu tả cảnh vật bằng cách nào?
Phong cảnh vùng này quả thật là đẹp. Đứng trên núi Chung, nhìn sang bên trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang bên phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa.
Theo Hoài Thanh, Thanh Tịnh.
A. Miêu tả vẻ đẹp từng phần của phong cảnh.
- B. Miêu tả phong cảnh theo mùa.
- C. Miêu tả phong cảnh theo sự thay đổi từ quá khứ đến hiện tại.
- D. Miêu tả phong cảnh theo các buổi trong ngày.
Câu 19: Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?
- A. Leo – chạy.
- B. Chịu đựng - rèn luyện.
C. Luyện tập - rèn luyện.
- D. Đứng – ngồi.
Câu 20: Theo bài thơ “Tiếng gà trưa”, đâu là cách hiểu đúng về câu thơ:
“Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
- A. Vì cuộc sống ấm no của gia đình và bản thân.
- B. Vì tiếng gà thanh bình và ổ trứng hồng đẹp đẽ của tuổi thơ.
- C. Vì cuộc sống của bản thân, của xóm làng và vì tiếng gà tuổi thơ.
D. Ý nói anh bộ đội chiến đấu vì cuộc sống thanh bình của gia đình, quê hương, đất nước.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Tiếng gà trưa
Bình luận