Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và so sánh nghĩa của các từ in đậm có trong đoạn:

Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

  • A. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau đều chỉ chung một màu sắc.
  • B. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ màu sắc.
  • C. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau.
  • D. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa trái nhau. 

Câu 2: Nên chọn thứ tự miêu tả như thế nào khi miêu tả ngôi trường?

  • A. Tả xuôi: từ xa đến gần, từ ngoài vào trong.
  • B. Tả theo ý thích của bản thân.
  • C. Nhớ ra chi tiết nào thì nên tả chi tiết đó luôn vì để lâu sẽ quên
  • D. Không cần tả theo một thứ tự nào.

Câu 3: hãy đọc đoạn thơ sau và cho biết những từ in đậm dùng để chỉ ai? 

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.

Tố Hữu

  • A. Cụ già lớn tuổi nhất ở Việt Bắc.
  • B. Ông cụ từ xuôi lên Việt Bắc du lịch.
  • C. Bác Hồ
  • D. Cụ già dạy người dân Việt Bắc biết chữ.

Câu 4: Ngôi nhà của người mẹ trong bài đọc Chiều dưới chân núi được miêu tả như thế nào?

  • A. Ở dưới chân núi, mái ngói xanh thẫm lẫn giữa những tán cây.
  • B. Ở dưới chân núi, mái ngói vàng thẫm lẫn giữa những tán cây.
  • C. Ở dưới chân núi, mái ngói đỏ thẫm lẫn giữa những tán cây.
  • D. Ở dưới chân núi, mái ngói nâu thẫm lẫn giữa những tán cây.

Câu 5:  Đâu không phải là cách miêu tả vẻ đẹp của phong cảnh?

  • A. Tả từng phần của phong cảnh.
  • B. Tả từng vẻ đẹp của phong cảnh.
  • C. Tả theo trình tự thời gian.
  • D. Tả theo sự nổi tiếng của các phần trong phong cảnh.

Câu 6: Các từ đồng nghĩa có mối quan hệ như thế nào với nhau?

  • A. Các từ đồng nghĩa chỉ được sử dụng khi nói.
  • B. Các từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau khi nói, viết.
  • C. Các từ đồng nghĩa không thể thay thế cho nhau khi nói, viết.
  • D. Các từ đồng nghĩa chỉ được sử dụng khi viết. 

Câu 7: “Tuần phim hoạt hình Việt” được công chiếu vào ngày nào?

  • A. Ngày 10 tháng 6 năm 2021.
  • B. Từ ngày 01 đến ngày 10 tháng 6 năm 2021.
  • C. Ngày 1 tháng 6 năm 2021.
  • D. Ngày 01 và ngày 10 tháng 6 năm 2021.

Câu 8: Quan sát theo trình tự thời gian là gì?

  • A. Là quan sát từ xa đến gần.
  • B. Là quan sát theo thời gian trong ngày hoặc các mùa trong năm.
  • C. Là quan sát sự thay đổi trong vòng 3 năm của cảnh vật.
  • D. Là quan sát cảnh ở nhiều góc độ.

Câu 9: Đâu không phải cách miêu tả phong cảnh theo trình tự thời gian?

  • A. Miêu tả từ trái qua phải.
  • B. Miêu tả theo các mùa trong năm.
  • C. Miêu tả theo các buổi trong ngày.
  • D. Miêu tả sự thay đổi của cảnh vật từ quá khứ đến hiện tại.

Câu 10: Trên đường đi hành quân, chú bộ đội đã dừng chân ở đâu?

  • A. Bên thị trấn.
  • B. Dưới gốc đa.
  • C. Trên đầu làng.
  • D. Bên xóm nhỏ.

Câu 11: Các bạn nhỏ cảm nhận được những gì khi ăn món chè lam của bà?

  • A. Vị ngọt của đường, dẻo dai của bột nếp, cay của gừng, bùi của lạc.
  • B. Vị ngọt của đường, dẻo dai của bột nếp, cay của bạc hà, bùi của lạc.
  • C. Vị ngọt của mật, dẻo dai của bột nếp, cay của gừng, bùi của lạc.
  • D. Vị ngọt của đường, dẻo dai của bột nếp, cay của gừng, bùi của đậu.

Câu 12:  Mấy bạn xúm lại, trầm trồ nhìn ngắm món quà nào của Trinh?

  • A. Một cành ổi còn nguyên lá.
  • B. Một bông hồng xanh.
  • C. Một bông hồng vàng.
  • D. Một cành vải còn nguyên lá.

Câu 13: Đâu không phải từ được dùng theo nghĩa chuyển của từ cửa?

  • A. Cửa sông.
  • B. Cửa rừng.
  • C. Cửa biển.
  • D. Cánh cửa.

Câu 14: Vì sao khi xuân về, tác giả nói “Tôi nghe tiếng vườn gọi.”?

  • A. Vì tiếng vườn gọi là tiếng chim hót báo hiệu xuân đang về.
  • B. Vì đó là tiếng của những chú chim, những bông hoa trong vườn đang náo nức chào xuân.
  • C. Vì đó chính là tiếng lòng của tác giả khi xuân tới.
  • D. Vì khi mùa xuân về vườn tràn đầy sức sống, sức sống ấy vô cùng hấp dẫn như họi mời mọi người hòa vào thiên nhiên.

Câu 15: Em rút ra được ý nghĩa gì từ bài đọc?

  • A. Mỗi người cần phải biết quý trọng thời gian và phải quan sát tinh tế những sự vật xung quanh.
  • B. Tuổi thơ với những cảnh vật tươi đẹp đã góp phần nuôi dưỡng, chắp cánh cho mỗi người trên con đường bước tới tương lai.
  • C. Luôn hướng tới và nhớ về cội nguồn vì đó là nơi ta trưởng thành và chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa.
  • D. Luôn phải giữ gìn vẻ đẹp yên bình, giản dị và ấm áp tình thương nơi quê nhà.

Câu 16: Vì sao cần kết hợp sử dụng những biện pháp so sánh, nhân hóa trong bài văn tả phong cảnh?

  • A. Để lời văn sinh động, có sức cuốn hút đối với người đọc.
  • B. Để bài viết dài hơn.
  • C. Để thể hiện sự hiểu biết của người viết.
  • D. Để phong cảnh đẹp hơn.

Câu 17: Những hình ảnh nhân hóa trong đoạn văn thứ hai có tác dụng gì?

  • A. Làm cho cảnh vật trở nên gần gũi với trẻ em và thể hiện được trí tưởng tượng của tác giả.
  • B. Làm cho cảnh vật mang nhiều sắc màu và đẹp hơn.
  • C. Làm cho cảnh vật trở nên sinh động, gần gũi, thân thiết, đáng yêu như những người bạn.
  • D. Làm cho cảnh vật trở nên đẹp hơn trong mắt tác giả.

Câu 18: Đoạn thơ dưới đây có những từ nào chỉ tính cách của trẻ em?

Mong muốn là nụ cười của bé

Cánh chim non mạnh khỏe lớn khôn

Vô tư trong sáng tâm hồn

Thiện lương hạt giống ta dồn công chăm.

  • A. Nụ cười.
  • B. Mạnh khỏe – lớn khôn.
  • C. Vô tư – trong sáng.
  • D. Tâm hồn – thiện lương.

Câu 19: Sau khi giúp vua giải câu đố, Nguyễn Hiền đã nhận được phần thưởng gì?

  • A. Được ban mũ áo trạng nguyên và vời về triều giúp nước.
  • B. Được ban gấp vóc, lụa là.
  • C. Được ban chức quan trong triều.
  • D. Được ban vàng bạc, châu báu.

Câu 20: Bác Hồ đã tưởng tượng ra cảnh gì trong ngày tựu trường của các em?

  • A. Các bạn học sinh e sợ, rụt rè khi lần đầu tiên tới lớp mới, trường mới.
  • B. Các bạn học sinh khóc lóc vì phải xa bố mẹ tới ngôi trường mới.
  • C. Cảnh tượng nhốn nháo, loạn lạc, các bạn học sinh òa khóc trong vòng tay thầy cô, bè bạn.
  • D. Cảnh tượng nhộn nhịp, tưng bừng, các bạn học sinh vui vẻ vì sau bao lâu, bao cuộc chuyển biến lại được gặp thầy gặp bạn.

Câu 21: Nghĩa chuyển của từ “quả”?

  • A. Qủa tim.
  • B. Quả dừa.
  • C. Hoa quả.
  • D. Quả táo.

Câu 22: Trong bài đọc “Nay em mười tuổi”, cỏ xanh đã tặng bạn nhỏ món quà gì?

  • A. Cỏ xanh hớn hở đính sương làm quà.
  • B. Cỏ xanh vui vẻ đính lá làm quà.
  • C. Cỏ xanh hớn hở gói hoa làm quà.
  • D. Cỏ xanh hớn hở đính nơ làm quà.

Câu 23: Nội dung chính của bài đọc “Cậu bé say mê toán học” là gì?

  • A. Nói về năng khiếu học tập Toán học của bạn Đổng Trọng Nghĩa.
  • B. Ca ngợi tài năng toán học của bạn Nghĩa. Đồng thời tác giả ngợi ca sự nỗ lực, cố gắng trong học tập và sự năng nổ của Nghĩa trong các hoạt động trường lớp.
  • C. Khuyên nhủ mọi người cần học giỏi Toán như bạn Đổng Trọng Nghĩa.
  • D. Kể về sự thông minh và tốt bụng của bạn Đổng Trọng Nghĩa.

Câu 24: Qua bài đọc Lớp học trên đường, em nhận xét như thế nào về tinh thần học tập của Rê-mi?

  • A. Chăm chỉ.
  • B. Hiếu học.
  • C. Sao nhãng.
  • D. Lỡ đễnh.

Câu 25: Quyền nào không được đề cập trong bài đọc Luật trẻ em?

  • A. Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng.
  • B. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu.
  • C. Quyền vui chơi, giải trí.
  • D. Quyền tự do ngôn luận.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác