Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Xếp những từ in đậm thành từng nhóm từ đồng nghĩa

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

  • A. Nước nhà – hoàn cầu, non sông – năm châu
  • B. Nước nhà – năm châu, non sông – hoàn cầu
  • C. Nước nhà – non sông, năm châu – hoàn cầu
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 2: Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ “thân thuộc” trong câu “ Vì xóm làng thân thuộc”

  • A. Thân thiện
  • B. Thân thiết
  • C. Thân ái
  • D. Thân quen

Câu 3: Trong các câu sau, từ nào có chứa tiếng “quốc”, có nghĩa là chỉ ngày thành lập của một nước

  • A. Mỗi lần thấy quốc kì bay trong gió, lòng An lại dâng lên một cảm xúc khó tả.
  • B. Cửa hàng nằm ngay trên quốc lộ 1A
  • C. Quốc ca của Việt Nam là bài hát Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác
  • D. Gần đến ngày 2 tháng 9 nhân dân cả nước lại náo nức chuẩn bị đón chào ngày quốc khánh.

Câu 4: Khi đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, cần chú ý đến:

  • A. Cách xưng hô.
  • B. Cách thể hiện lời nói.
  • C. Cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc.
  • D. Cách xưng hô; Cách thể hiện lời nói; Cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc. 

Câu 5: Đại từ là những từ dùng để:

  • A. Đại từ là những từ dùng để xưng hô.
  • B. Đại từ là những từ dùng để hỏi.
  • C. Đại từ là những từ dùng để thay thế các từ ngữ khác.
  • D. Đại từ là những từ dùng để xưng hô, để hỏi hoặc để thay thế các từ ngữ khác.

Câu 6: Trong bài đọc Mùa vừng, phương tiện nào được sử dụng để chở vừng về làng?

  • A. Xe máy.
  • B. Xe đạp.
  • C. Xe bò.
  • D. Xe tải.

Câu 7: Trong đoạn văn kể chuyện, việc sử dụng đối thoại giúp:

  • A. Làm chậm nhịp độ câu chuyện.
  • B. Tạo ra sự nhàm chán.
  • C. Câu chuyện trở nên chân thực và thể hiện được tính cách, đặt điểm của nhân vật.
  • D. Giảm bớt tính chân thực của câu chuyện.

Câu 8: Chọn đại từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu: Chiếc bánh quy này do chính tay cô Tư làm ra và (...) rất tự hào về sản phẩm của mình.

  • A. Họ.
  • B. Cô ấy.
  • C. Nó.
  • D. Chúng mình.

Câu 9: Trong bài đọc Trước ngày Giáng sinh, bọn trẻ tạo hình trên tuyết bằng cách nào?

  • A. Vẽ bằng que trên tuyết các hình thù khác nhau.
  • B. Đắp tuyết thành các hình thù khác nhau.
  • C. Leo lên gốc cây, dang rộng hai tay, rồi cùng lúc, buông mình và ngã úp mặt xuống lớp tuyết dày mịn. Sau bọn trẻ cố đứng lên và không làm hỏng những hình thù đã in trên tuyết.
  • D. Dùng khuôn mặt của mình để tạo ra các hình thù trên mặt tuyết.

Câu 10: Ngôi nhà của người mẹ trong bài đọc Chiều dưới chân núi được miêu tả như thể nào?

  • A. Ở dưới chân núi, mái ngói xanh thẫm lẫn giữa những tán cây.
  • B. Ở dưới chân núi, mái ngói vàng thẫm lẫn giữa những tán cây.
  • C. Ở dưới chân núi, mái ngói đỏ thẫm lẫn giữa những tán cây.
  • D. Ở dưới chân núi, mái ngói nâu thẫm lẫn giữa những tán cây.

Câu 11: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào trong bài văn tả phong cảnh?

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.

  • A. Thân bài tả từng phần của phong cảnh.
  • B. Thân bài tả bao quát vẻ đẹp của phong cảnh.
  • C. Mở bài.
  • D. Kết bài.

Câu 13: Đâu là lưu ý khi sử dụng từ đồng nghĩa?

  • A. Hạn chế sử dụng từ đồng nghĩa trong khi nói.
  • B. Không sử dụng từ đồng nghĩa khi viết.
  • C. Chỉ sử dụng các từ đồng nghĩa trong những hoàn cảnh nhất định.
  • D. Có những từ đồng nghĩa khi sử dụng cần có sự lựa chọn cho phù hợp.

Câu 14: Đâu là nội dung của bài đọc?

  • A. Chương trình “Tuần phim hoạt hình Việt” trên VTV Go với các thể loại phim đa dạng, hấp dẫn là món quà mùa hè đặc biệt dành tặng cho các em nhỏ.
  • B. Chương trình “Tuần phim hoạt hình Việt” trên VTV Go với các thể loại phim đa dạng, là món quà mùa nghỉ đông đặc biệt dành tặng cho các em nhỏ.
  • C. Chương trình “Tuần phim hoạt hình Việt” trên VTV Go với thể loại phim về lịch sử hấp dẫn là món quà mùa đông đặc biệt dành tặng cho các em nhỏ.
  • D. Chương trình “Tuần phim hoạt hình Việt” trên VTV Go với thể loại phim hoạt hình, lịch sử hấp dẫn là món quà mùa hè đặc biệt dành tặng cho các em nhỏ.

Câu 15: Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết đoạn văn tả cảnh gì?

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.

Nguyễn Thụy Kha

  • A. Miêu tả mùa hè.
  • B. Miêu tả khung cảnh con đường ở vùng ngoại ô.
  • C. Miêu tả một làng quê thanh vắng.
  • D. Miêu tả phong cảnh lúc chiều hè ở vùng ngoại ô thành phố.

Câu 16: Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?

  • A. Leo – chạy.
  • B. Chịu đựng - rèn luyện.
  • C. Luyện tập - rèn luyện.
  • D. Đứng – ngồi.

Câu 17:  Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần có khẳng định điêug gì?

  • A. Tiếng gà trưa gợi cho tác giả những suy tư, trăn trở về người bà, nó mang đến sự tự do, hạnh phúc và ước mơ.
  • B. Tiếng gà trưa gợi cho người lính về những kỉ niệm tuổi thơ bên người thân yêu, nói lên những băn khoăn, trăn trở của tác giả.
  • C. Tiếng gà trưa là một hình ảnh độc đáo, nó luôn xuất hiện trong tâm trí người lính để gợi nhắc về ổ rơm hồng những trứng.
  • D. Tiếng gà trưa gắn với tuổi thơ của tác giả, mang đến hạnh phúc, niềm tin, ước mơ và đem đến sức mạnh cho người cháu.

Câu 18: Với những người cháu trả lời “Ngọt, ngọt lắm bà ạ!” mang ý nghĩa gì khi được bà hỏi “Rét có ngọt không?”

  • A. Ngọt của thời tiết.
  • B. Ngọt của chè lam, ngọt của tuổi thơ.
  • C. Ngọt của vui tươi, hồn nhiên.
  • D. Ngọt khoai lang, ngọt của thời tiết.

Câu 19: Vì sao nói món quà “là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh đã ấp ủ nâng niu”?

  • A. Vì Trinh biết món quà này sẽ rất ý nghĩa đối với Trang.
  • B. Vì Trinh ấp ủ dự định tặng món quà cho nhân vật tôi từ khi cành ổi còn là một chùm hoa và dự định ấy được ấp ủ qua bao ngày tháng.
  • C. Vì món quà này đã gợi lên rất nhiều kỉ niệm của Trinh với nhân vật tôi khi còn nhỏ.
  • D. Vì quà này không thể mua được bằng tiền, nó là tình cảm của Trinh dành cho nhân vật tôi.

Câu 20: Câu nào dưới đây có từ in đậm được dùng theo nghĩa gốc?

  • A. Huy là tay vợt xuất sắc của đội tuyển.
  • B. Đường chân trời ửng hồng bởi sắc hoàng hôn.
  • C. Chú hề có chiếc mũi đỏ chót, trông thật ngộ nghĩnh.

Câu 21:  Vì sao “mùa đơm hạt thóc trên đồng” được gọi là “mùa vui”?

  • A. Vì khi thóc đơm hạt làm cho cảnh vật và thiên nhiên ở làng quê trở trên nhiều màu sắc và đẹp đẽ hơn.
  • B. Vì khi thóc đơm hạt cũng là lúc đất trời chuyển biến sang thu.
  • C. Vì mùa thóc đơm hạt đã lưu giữ rất nhiều kỉ niệm tuỏi thơ của tác giả với cha mẹ của mình.
  • D. Vì thóc đơm hạt là kết tinh của nỗi vất vả, nhọc nhằn của người nông dân và nó đem đến no ấm cho mọi người.

Câu 22: .Đâu không phải là các sử dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa của từ đa nghĩa?

  • A. Tìm trang có chữ cái đầu tiên của từ.
  • B. Dò từ trên xuống dưới theo thứ tự để tìm vị trí của từ cần tra.
  • C. Đọc phần giải nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp.
  • D. Tra từ theo thứ tự từ trái qua phải.

Câu 23: Em hãy cho biết, câu dưới đây thuộc kiểu câu gì?

“Tôi chạy trên mảnh đất quê hương, trên đầu tôi chim én thi nhau lao vun vút.”

  • A. Câu đươn.
  • B. Câu ghép.
  • C. Câu rút gọn.
  • D. Câu cảm thán.

Câu 24: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau:

Trẻ em vốn là … của đất nước, sau này tiếp bước thế hệ đi trước để gây dựng sự nghiệp nước nhà. 

  • A. Chủ nhân.
  • B. Măng non.
  • C. Lãnh đạo.
  • D. Thành viên.

Câu 25: Trong truyện Trạng nguyên nhỏ tuổi, triều đình tiếp sứ thần nước nào?

  • A. Sứ thầnh nhà Thanh.
  • B. Sứ thầnh nhà Nguyên.
  • C. Sứ thầnh nhà Minh.
  • D. Sứ thầnh nhà Tống.

Câu 26: “Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” mà Bác Hồ nhắc tới trong thư có nghĩa là một nền giáo dục tự do, tự chủ của nước Việt Nam độc lập nhằm đào tạo ra những công dân và nhân tài để phục vụ cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Theo con lời giải thích như vậy đúng hay sai?

  • A. Đúng.
  • B. Sai.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác