Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Ca dao về lễ hội

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 3: Ca dao về lễ hội sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày nào?

  • A. Mùng 9 tháng 3 âm lịch
  • B. Mùng 10 tháng 3 âm lịch
  • C. Mùng 11 tháng 3 âm lịch
  • D. Mùng 12 tháng 3 âm lịch

Câu 2: Câu "Dù ai đi ngược về xuôi" trong bài ca dao về Giỗ Tổ có nghĩa là gì?

  • A. Mọi người đều đi ngược xuôi
  • B. Bất kể ở đâu
  • C. Chỉ những người đi xa
  • D. Chỉ những người ở gần

Câu 3: Lễ hội Trường Yên diễn ra vào tháng mấy?

  • A. Tháng 1
  • B. Tháng 2
  • C. Tháng 3
  • D. Tháng 4

Câu 4: Câu "Non xanh, nước biếc bốn bề như xưa" có ý nghĩa gì?

  • A. Miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên
  • B. Chỉ sự thay đổi của thiên nhiên
  • C. Thể hiện sự bất biến của lịch sử và thiên nhiên
  • D. Nói về sự phát triển của đất nước

Câu 5: Trong bài ca dao về lễ hội đua thuyền, có bao nhiêu làng tham gia?

  • A. 3 làng
  • B. 4 làng
  • C. 5 làng
  • D. 6 làng

Câu 6: "Dô huậy" trong bài ca dao về đua thuyền có nghĩa là gì?

  • A. Tiếng hò reo cổ vũ
  • B. Tên của một làng
  • C. Tiếng mái chèo khua nước
  • D. Tên của một điệu hát

Câu 7: Lễ hội Nghinh Ông được miêu tả với những yếu tố nào?

  • A. Đèn hoa và pháo nổ
  • B. Đua thuyền và hát hò
  • C. Ẩm thực và múa lân
  • D. Diễu hành và tế lễ

Câu 8: "Ngập sông ánh trời" trong bài ca dao về lễ Nghinh Ông có nghĩa là gì?

  • A. Trời rất sáng
  • B. Sông bị ngập lụt
  • C. Ánh sáng từ đèn hoa và pháo hoa phản chiếu trên sông
  • D. Mặt trời lặn xuống sông

Câu 9: Lễ hội đua bò diễn ra ở đâu?

  • A. Châu Đốc
  • B. Bảy Núi
  • C. Phú Thọ
  • D. Trường Yên

Câu 10: Qua các bài ca dao, ta có thể thấy lễ hội đóng vai trò gì trong đời sống người Việt?

  • A. Chỉ là hoạt động giải trí
  • B. Là dịp để nghỉ ngơi
  • C. Là nơi giao lưu, kết nối cộng đồng và gìn giữ truyền thống
  • D. Là cơ hội kinh doanh

Câu 11: Ở bài ca dao thứ nhất, tác giả đã nhắc đến địa danh nào ở nước ta?

  • A. Quảng Ninh
  • B. Phú Thọ
  • C. Hà Giang
  • D. Ninh Bình

Câu 12: Chọn đáp án sai:

Dựa theo vốn hiểu biết của em, hãy cho biết Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức hằng năm nhằm mục đích gì?

  • A. Nhằm tưởng nhớ các vị vua Hùng, giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" đến thế hệ trẻ ngày nay
  • B. Nhằm tỏ lòng biết ơn đối với các vị vua Hùng đã có công dựng nước
  • C. Nhằm giúp bảo tồn, gìn giữ, phát triển và quảng bá rộng rãi các nét đẹp văn hóa truyền thống của vùng Phú Thọ nói riêng và dân tộc Việt Nam ta nói chung
  • D. Nhằm tạo cơ hội cho các gia đình có dịp sum họp, gặp mặt và chia sẻ với nhau sau một thời gian dài học tập và làm việc ở nơi xa

Câu 13: Năm bài ca dao trong bài đọc được viết bằng thể thơ gì?

  • A. Thơ lục bát
  • B. Thơ tự do
  • C. Thơ năm chữ
  • D. Thơ bốn chữ

Câu 14: Tìm từ ngữ miêu tả thiên nhiên ở Trường Yên.

  • A. bao la, hùng vĩ
  • B. mênh mông, kì vỹ
  • C. non xanh, nước biếc
  • D. non xanh, hùng vĩ

Câu 15: Lễ Nghinh Ông (ở bài ca dao số 4) là lễ hội do những ai tổ chức?

  • A. Các ngư dân cùng tổ chức
  • B. Người dân ở Châu Đốc tổ chức
  • C. Người dân trên toàn đất nước Việt Nam cùng tổ chức
  • D. Các liền anh, liền chị ở Bắc Ninh tổ chức

Câu 16: Bài ca dao số 3 kể về lễ hội nào của dân tộc ta?

  • A. Đua thuyền
  • B. Đấu vật
  • C. Bơi
  • D. Kéo co

Câu 17: Vì sao tác giả dân gian lại gọi Trường Yên là "đất cũ Đinh Lê"?

  • A. Vì Trường Yên trước đây là kinh đô Hoa Lư của nước Đại Cồ Viêt (triều nhà Đinh, Lê)
  • B. Vì Trường Yên trước đây là nơi sinh sống của người thuộc dòng họ Đinh, Lê và không có người họ khác sinh sống
  • C. Vì Trường Yên trước đây có rất nhiều người họ Đinh và họ Lê sinh sống
  • D. Vì Trường Yên trước đây là vùng đất hoang sơ, được người họ Đinh và họ Lê đến khai hoang, lập nghiệp

Câu 18: Bài ca dao thứ 2 đã nhắc đến truyền thuyết nào của dân tộc ta?

  • A. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
  • B. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên
  • C. Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy
  • D. Truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Câu 19: Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?

Nước lên như cánh chim tung

  • A. Nước sông văng cao lên đến cánh chim đang bay trên trời, thể hiện sức mạnh của các thành viên
  • B. Miêu tả nước sống văng cao lên theo mái chèo của các đội đua, thể hiện sức mạnh của các thành viên
  • C. Miêu tả sự cổ vũ nhiệt liệt của khán giả dành cho các đội đua thuyền
  • D. Miêu tả cuộc đua thuyền diễn ra căng thẳng

Câu 20: Ngày "Giỗ Tổ" được nhắc đến trong bài ca dao thứ nhất chỉ ngày giỗ của ai?

  • A. Ngày giỗ của các vị vua Hùng
  • B.  Ngày giỗ của An Dương Vương
  • C. Ngày giỗ của vị vua Hùng đầu tiên lập nên nước ta
  • D. Ngày giỗ của Lạc Long Quân

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác