Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Luyện tập về từ đa nghĩa

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 1: Luyện tập về từ đa nghĩa sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ nào dưới đây có thể chuyển nghĩa được?

  • A. Bàn
  • B. Ghế
  • C. Tủ
  • D. Giường

Câu 2: Từ chân trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Chân núi
  • B. Chân thành
  • C. Chân tay
  • D. Chân bàn

Câu 3: Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ mắt?

  • A. Mắt biếc
  • B. Mắt na
  • C. Mắt lưới
  • D. Mắt cây

Câu 4: Từ chạy trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

  • A. Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy.
  • B. Nam đẫ giành giải nhất trong cuộc thi chạy vừa qua.
  • C. Nam chạy rất nhanh.
  • D. Đồng hồ chạy rất đúng giờ.

Câu 5: Trong câu "Cô ấy có đôi mắt đẹp", từ "mắt" có nghĩa gì?

  • A. Bộ phận trên cơ thể để nhìn
  • B. Lỗ nhỏ trên lưới đánh cá
  • C. Mầm non của cây
  • D. Phần giữa của quả dừa

Câu 6: Từ chạy trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Chạy thầy chạy thuốc
  • B. Dân làng khẩn trương chạy lũ
  • C. Em bé đang chạy trong sân
  • D. Nhà đông con, chị ấy phải chạy ăn từng bữa

Câu 7: Trong câu "Tôi đang đọc một cuốn sách hay", từ "hay" có nghĩa gì?

  • A. Thường xuyên
  • B. Tốt, thú vị
  • C. Hoặc là
  • D. Nhanh nhẹn

Câu 8: Từ nóng trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

  • A. Trời hôm nay rất nóng
  • B. Cô ấy có tính nóng nảy
  • C. Mùa hè nóng như đổ lửa
  • D. Nóng quá đi mất

Câu 9: Trong câu "Anh ấy là cánh tay phải của giám đốc", từ "cánh tay" có nghĩa gì?

  • A. Bộ phận cơ thể
  • B. Người giúp đỡ đắc lực
  • C. Công cụ lao động
  • D. Phương tiện di chuyển

Câu 10: Từ biển trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Việt Nam đất nước ta ơi
  • B. Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
  • C. Trên quảng trường Ba Đình, cả biển người, cả rừng cờ hoa hướng về lễ đài hân hoan vẫy chào Bác.
  • D. Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Câu 11: Từ đánh trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Hàng tuần, vào ngày nghỉ, bố thường đánh giày.
  • B. Sau bữa tối, ông và bố tôi thường ngồi đánh cờ.
  • C. Các bác nông dân đánh trâu ra đồng cày.
  • D. Chị đánh vào tay em.

Câu 12: Trong câu "Anh ấy là đầu tàu của đội bóng", từ "đầu tàu" có nghĩa gì?

  • A. Phần đầu của tàu hỏa
  • B. Người dẫn đầu, lãnh đạo
  • C. Vị trí đứng đầu
  • D. Phương tiện giao thông

Câu 13: Trong đoạn văn: "Chiếc lá vàng rơi xuống mặt hồ, tạo nên những gợn sóng nhẹ nhàng. Mặt trời đang lặn, phủ lên mặt nước một màu vàng rực rỡ." Từ "mặt" được sử dụng với mấy nghĩa khác nhau?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 14: Từ nặng trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

  • A. Chiếc vali này rất nặng.
  • B. Cậu bé có giọng nói nặng trịch.
  • C. Cái bàn này nặng quá, tôi không nhấc nổi.
  • D. Món quà này nặng tới 5kg.

Câu 15: Trong câu "Anh ấy là con cưng của sếp", từ "con" có nghĩa gì?

  • A. Đứa trẻ
  • B. Người được yêu quý, ưu ái
  • C. Động vật nhỏ
  • D. Con số

Câu 16: Trong câu "Cô ấy là bông hoa của lớp học", từ "bông hoa" được sử dụng với nghĩa gì?

  • A. Thực vật có hoa
  • B. Người xinh đẹp, nổi bật
  • C. Vật trang trí
  • D. Biểu tượng của mùa xuân

Câu 17: Trong câu "Cô giáo đang gieo hạt giống tri thức cho học sinh", từ "gieo hạt" có nghĩa gì?

  • A. Trồng cây
  • B. Truyền đạt kiến thức
  • C. Rải hạt giống
  • D. Làm việc nông nghiệp

Câu 18: Trong đoạn văn: "Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc. Những ý tưởng mới cũng đang nảy mầm trong đầu tôi." Từ "nảy" được sử dụng với mấy nghĩa?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 19: Từ lá trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Lá cờ tung bay trước gió
  • B. Mỗi con người có hai lá phổi
  • C. Về mùa thu, cây rụng lá
  • D. Ông viết một lá đơn dài để đề nghị giải quyết

Câu 20: Trong các câu sau đây, câu nào chứa từ “nặng” không đồng nghĩa với các từ “nặng” trong các câu khác? 

  • A. Con gà này nặng 3 cân.
  • B. Câu hò xa vọng, nặng tình nước non.
  • C. Tiếng này dấu ngã chứ không phải dấu nặng.
  • D. Giọng nói nghe rất nặng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác