Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài đọc viết về địa danh nào ở nước ta?

  • A. Cần Thơ
  • B. Bạc Liêu
  • C. Tiền Giang
  • D. Sóc Trăng

Câu 2: Điều gì khiến diêm dân phải làm việc từ sáng sớm?

  • A. Để tránh cái nắng chói chang
  • B. Để kịp thời gian xuất khẩu
  • C. Để muối nhanh khô hơn
  • D. Để tránh đám đông

Câu 3: Tác giả so sánh mặt ruộng muối dưới ánh nắng với điều gì?

  • A. Những viên kim cương lấp lánh
  • B. Những tấm gương khổng lồ
  • C. Những bông hoa trắng muốt
  • D. Những dải lụa trắng

Câu 4: Vì sao tác giả nói rằng cánh đồng trở nên sinh động và rộn vui vào mùa thu hoạch muối?

  • A. Vì có nhiều du khách đến tham quan
  • B. Vì diêm dân tất bật làm việc
  • C. Vì có nhiều hoạt động văn hóa diễn ra
  • D. Vì thời tiết đẹp

Câu 5: Tại sao nắng càng gay gắt, muối càng mau khô?

  • A. Vì nắng làm bay hơi nước nhanh hơn
  • B. Vì diêm dân làm việc chăm chỉ hơn
  • C. Vì có gió thổi mạnh hơn
  • D. Vì đất ruộng muối nóng lên

Câu 6: Ý nghĩa của việc so sánh ruộng muối với "bức tranh sơn dầu nghệ thuật" là gì?

  • A. Ruộng muối có nhiều màu sắc
  • B. Ruộng muối trông giống như một bức tranh
  • C. Để nhấn mạnh vẻ đẹp và sự sống động của cảnh làm muối
  • D. Để chỉ ra rằng làm muối là một nghệ thuật

Câu 7: Theo bài văn, điều gì làm nên hương vị riêng của muối Bạc Liêu?

  • A. Chất lượng nước biển
  • B. Kỹ thuật làm muối đặc biệt
  • C. Tình nghĩa đậm đà của người dân
  • D. Khí hậu đặc trưng của vùng

Câu 8: Qua bài văn, tác giả muốn truyền tải thông điệp gì về người dân làm muối?

  • A. Họ làm việc vất vả nhưng thiếu hiệu quả
  • B. Họ gắn bó với nghề dù gặp nhiều khó khăn
  • C. Họ muốn thay đổi nghề nghiệp
  • D. Họ làm muối chỉ vì lợi nhuận

Câu 9: Việc tác giả miêu tả cảnh làm muối vào ban đêm có ý nghĩa gì?

  • A. Chỉ ra rằng diêm dân làm việc quá sức
  • B. Nhấn mạnh vẻ đẹp và sự kỳ diệu của nghề làm muối
  • C. Cho thấy điều kiện làm việc khó khăn
  • D. Chứng minh rằng làm muối chỉ có thể thực hiện vào ban đêm

Câu 10: Vì sao tác giả nhấn mạnh việc diêm dân làm việc từ rất sớm?

  • A. Để chỉ trích điều kiện làm việc khắc nghiệt
  • B. Để ca ngợi tinh thần làm việc chăm chỉ của diêm dân
  • C. Để chứng minh rằng làm muối là công việc dễ dàng
  • D. Để khuyến khích mọi người dậy sớm

Câu 11: Nêu nội dung chính của bài đọc "Mặn mòi vị muối Bạc Liêu".

  • A. Giới thiệu về loại muối được sản xuất ở Bạc Liêu
  • B. Thể hiện tình yêu mến đến nghề làm muối truyền thống ở Bạc Liêu và những hi sinh vất vả của diêm dân ở nơi đây
  • C. Giới thiệu nghề làm muối ở Bạc Liêu và thể hiện tình yêu mến, ngợi ca đối với những người dân lao động ở nơi đây
  • D. Giới thiệu về nghề truyền thống làm muối ở Bạc Liêu

Câu 12: Trong bài đọc, những đồng muối được so sánh với: 

  • A. Những viên kim cương
  • B. Những hạt cát
  • C. Những viên ngọc trai
  • D. Những giọt nước mắt

Câu 13: Mùa thu hoạch muối của diêm dân ở Bạc Liêu rộ nhất vào thời gian nào?

  • A. Từ tháng Mười hai đến tháng Tư năm sau
  • B. Vào lúc sáng sớm
  • C. Vào tháng Ba, tháng Tư
  • D. Từ ba giờ sáng

Câu 14: Trong khổ thơ thứ ba (từ "Mặt trời lên" đến "nghệ thuật"), tác giả đã sử dụng bao nhiêu hình ảnh so sánh?

  • A. Một
  • B. Hai
  • C. Ba
  • D. Bốn

Câu 15: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:

Mặt trời lên, những đồng muối sáng rực dưới nắng sớm như những viên kim cương lấp lánh.

  • A. Biện pháp tu từ nhân hóa
  • B. Biện pháp tu từ so sánh
  • C. Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa
  • D. Không sử dụng biện pháp tu từ 

Câu 16: Ở đoạn văn thứ 2 (từ "Vào dịp tháng Ba" đến "hoa trong đêm"), tác giả đã miêu tả những âm thanh nào trên ruộng muối?

  • A. tiếng bước chân, tiếng gọi nhau, tiếng cười đùa, tiếng cào gỗ cà xuống mặt ruộng
  • B. tiếng bước chân, tiếng gọi nhau, tiếng cười đùa
  • C. tiếng bước chân, tiếng gọi nhau, tiếng cào gỗ cà xuống mặt ruộng
  • D. tiếng gọi nhau, tiếng cười đùa, tiếng cào gỗ cà xuống mặt ruộng

Câu 17: Vì sao khi mùa thu hoạch bước vào thời điểm rộ nhất, người dân Bạc Liêu phải làm việc từ 3 giờ sáng?

  • A. Vì vào thời điểm đó, người dân phải làm việc nhiều hơn để thu hoạch muối kịp thời
  • B. Vì vào thời điểm đó, thương lái sẽ đến từ rất sớm để mua muối
  • C. Vì vào thời điểm đó thường có mưa lớn vào buổi chiều
  • D. Vì vào thời điểm đó Bạc Liêu đã bước vào mùa khô và cái nắng ban ngày sẽ rất chói chang, gây khó khăn cho việc thu hoạch

Câu 18: Giải thích nghĩa của từ in đậm trong câu văn sau:

"...khi từng cánh đồng trở nên sinh động và rộn vui cùng diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch muối."

  • A. Người dân sống bằng nghề sản xuất diêm
  • B. Người dân sống bằng nghề sản xuất vải
  • C. Người dân sống bằng nghề sản xuất muối
  • D. Người dân sống bằng nghề bán muối

Câu 19: Phong cảnh ở Bạc Liêu đẹp nhất vào thời điểm nào trong năm?

  • A. Từ tháng Mười một đến tháng Tư năm sau
  • B. Từ tháng Mười hai đến tháng Năm năm sau
  • C. Từ tháng Mười đến tháng Tư năm sau
  • D. Từ tháng Mười hai đến tháng Tư năm sau

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác