Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Về ngôi nhà đang xây
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 7: Về ngôi nhà đang xây sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bài thơ được sáng tác bởi nhà thơ nào?
A. Đồng Xuân Lan
- B. Nguyễn Đức Mậu
- C. Trần Đăng Khoa
- D. Nguyễn Quang Thiều
Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- A. 4 chữ
B. Tự do
- C. 7 chữ
- D. Lục bát
Câu 3: Thời gian “chúng em” thấy ngôi nhà xây dở là khi nào?
- A. Buổi sáng
B. Buổi chiều
- C. Buổi trưa
- D. Buổi tối
Câu 4: Tính từ nào được dùng để miêu tả nền trời?
A. Sẫm biếc
- B. Xanh biếc
- C. Biếc sẫm
- D. Biếc xanh
Câu 5: Trong bài thơ có những sự vật liên quan đến xây dựng nào được nhắc tới trong bài?
- A. Giàn giáo, trụ bê tông, xi măng, cát, cái bay
B. Giàn giáo, trụ bê tông, cái bay, vôi, gạch, vữa.
- C. Giàn giáo, trụ bê tông, cái bang, mũ bảo hộ, cần cẩu
- D. Giàn giáo, trụ bê tông, xi măng, cần cẩu, cái bay
Câu 6: Đâu không phải ý nói lên vẻ đẹp ngôi nhà?
- A. Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch
- B. Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên với trời xanh
C. Giàn giáo tựa cái lồng che chở
- D. Ngôi nhà giống như bài thơ sắp làm xong
Câu 7: Bên cạnh những ngôi nhà đang xây dở ta còn thấy điều gì?
- A. Ngôi nhà mới tinh
B. Ngôi nhà đã xây xong
- C. Ngôi nhà cũ hỏng
- D. Ngôi nhà đang được tháo dỡ
Câu 8: Sự vật nào không xuất hiện trong khổ thơ thứ 1?
- A. Ngôi nhà
- B. Giàn giáo
- C. Trụ bê tông
D. Ô cửa
Câu 9: Ngôi nhà được ví với các sự vật, hiện tượng mấy lần?
- A. 5 lần
- B. 4 lần
- C. 3 lần
D. 2 lần
Câu 10: Chi tiết nào không vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
- A. Bác thợ nề cầm bay làm việc
- B. Giàn giáo tựa cái lồng
C. Làn gió về mang hương thơm
- D. Ngôi nhà còn nguyên màu vôi gạch
Câu 11: Ngôi nhà đang xây trong bài thơ đã được tác giả nhân hóa bằng cách nào?
- A. Miêu tả ngôi nhà bằng từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc của con người
- B. Trò chuyện với ngôi nhà như trò chuyện với một người bạn
C. Ngôi nhà đang xây trong bài thơ không được nhân hóa
- D. Miêu tả ngôi nhà bằng từ ngữ chỉ hành động của con người
Câu 12: Câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ nào?
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh...
- A. Không sử dụng biện pháp tu từ
B. Biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh
- C. Biện pháp tu từ so sánh
- D. Biện pháp tu từ nhân hóa
Câu 13: Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ in đậm trong câu thơ:
Chúng em qua ngôi nhà xây dở
- A. Dở có nghĩa là không ngon
- B. Dở có nghĩa là xấu xí, khác lạ
C. Dở có nghĩa là chưa hoàn thiện xong
- D. Dở có nghĩa là đã hoàn thành xong
Câu 14: Tìm từ đồng nghĩa với từ ngữ in đậm trong câu thơ sau?
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
- A. hứa
- B. vướng
C. dựa
- D. ngã
Câu 15: Ở khổ thơ thứ 2, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào để miêu tả ngôi nhà đang xây dở?
- A. Biện pháp tu từ so sánh
- B. Không sử dụng biện pháp tu từ
C. Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa
- D. Biện pháp tu từ nhân hóa
Câu 16: Ở cuối khổ thơ 1, bác thợ nề đã nói lời tạm biệt với ai?
- A. Với ngôi nhà đang xây dở và những người đồng nghiệp
B. Với ngôi nhà xây dở
- C. Với những người đồng nghiệp của mình
- D. Với các bạn học sinh
Câu 17: Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu thơ sau (HS có thể chọn nhiều đáp án)
Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay
- A. thợ may
B. thợ hồ
- C. thợ rèn
- D. thợ điện
Câu 18: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
- A. Không sử dụng biện pháp tu từ
B. Biện pháp tu từ so sánh
- C. Biện pháp tu từ nhân hóa
- D. Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa
Câu 19: Ở khổ thơ 1, các bạn nhỏ đi ngang qua ngôi nhà đang xây vào lúc nào?
- A. Vào lúc các bạn nhỏ đi học thêm vào buổi chiều
- B. Vào lúc các bạn nhỏ đi chơi ở công viên vào buổi chiều
- C. Vào lúc các bạn nhỏ đi đến trường vào buổi sáng
D. Vào lúc các bạn nhỏ đi học về vào buổi chiều
Câu 20: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yêu trong bài thơ là gì?
A. So sánh, nhân hóa
- B. So sánh, liên tưởng
- C. Nhân hóa, ẩn dụ
- D. Nhân hóa, hoán dụ
Bình luận