Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 5: Viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 5: Viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

1) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1 – 5:

“Hoàng hôn dần buông xuống trên bãi biển. Mặt trời như quả cầu lửa khổng lồ từ từ chìm xuống đường chân trời, nhuộm cả bầu trời một màu đỏ rực. Gió biển thổi nhẹ, mang theo hơi mặn của nước biển. Những con sóng nhỏ vỗ đều đặn vào bờ cát, tạo nên âm thanh êm dịu. Xa xa, vài cánh buồm nhỏ đang trở về bến sau một ngày dài đánh cá. Trên bãi cát, những vỏ sò, vỏ ốc lấp lánh trong ánh hoàng hôn cuối ngày.”

Câu 1: Đoạn văn miêu tả phong cảnh gì?

  • A. Cảnh rừng núi hùng vĩ.
  • B. Cảnh biển lúc hoàng hôn.
  • C. Cảnh đồng quê yên bình.
  • D. Cảnh thành phố nhộn nhịp.

Câu 2: Thời điểm được miêu tả trong đoạn văn là lúc nào?

  • A. Bình minh.
  • B. Giữa trưa.
  • C. Hoàng hôn.
  • D. Đêm khuya.

Câu 3: Tác giả đã chọn tả những yếu tố nào trong khung cảnh?

  • A. Mặt trời, bầu trời, gió, sóng biển, cánh buồm, vỏ sò ốc.
  • B. Chỉ tả về mặt trời và bầu trời.
  • C. Chỉ tả về sóng biển và gió.
  • D. Chỉ tả về cánh buồm và vỏ sò ốc.

Câu 4: Mặt trời được miêu tả như thế nào?

  • A. Như một chấm nhỏ trên bầu trời.
  • B. Như quả cầu lửa khổng lồ.
  • C. Như một vầng trăng sáng.
  • D. Như một ngôi sao lấp lánh.

Câu 5: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu "Mặt trời như quả cầu lửa khổng lồ từ từ chìm xuống đường chân trời"?

  • A. Nhân hóa.
  • B. So sánh.
  • C. Ẩn dụ.
  • D. Điệp ngữ.

2) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 6-10:

“Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn... Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đỏ ối những quả...

Câu 6: Đoạn văn miêu tả phong cảnh gì?

  • A. Cảnh thảo nguyên bao la rộng lớn.
  • B. Cảnh núi rừng.
  • C. Cảnh làng quê thanh bình.
  • D. Cảnh đồng lúa.

Câu 7: Người viết miêu tả phong cảnh vào buổi nào?

  • A. Buổi chiều tà.
  • B. Buổi bình minh, sáng sớm.
  • C. Buổi trưa.
  • D. Buổi đêm khuya.

Câu 8: Người viết đã chọn tả những hình ảnh, sự vật nào?

  • A. Bầu trời, gió, ánh nắng, rừng cây (cây lim, cây vải thiều).
  • B. Rừng cây trong ánh bình minh.
  • C. Bầu trời.
  • D. Ngọn gió.

Câu 9: Vòm trời được miêu tả như thế nào?

  • A. Mênh mông, vô tận.
  • B. Cao, trong xanh.
  • C. Cao xanh mênh mông.
  • D. Âm u, xám xịt.

Câu 10: Người viết đã sử dụng biện pháp gì để miêu tả cảnh vật trong câu văn dưới đây?

Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn...

  • A. So sánh.
  • B. Nhân hóa.
  • C. Điêp ngữ.
  • D. Liệt kê.

3) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 11-15:

“Mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng với tiếng sấm động tháng Tư, thiên nhiên hiện ra như mới tinh khôi: sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và hoa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng thì ở Sa Pa không khí trong lành mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho núi rừng cỏ cây tắm gội, cho suối dào dạt nước, cho các búp hoa xoè nở, cho cảnh vật biếc xanh.

Câu 11: Đoạn văn trên miêu tả cảnh ở đâu?

  • A. Sa Pa.
  • B. Hà Giang.
  • C. Cao Bằng.
  • D. Hà Nội.

Câu 12: Đoạn văn trên miêu tả cảnh vào thời điểm nào?

  • A. Mùa xuân.
  • B. Mùa hè.
  • C. Mùa thu.
  • D. Mùa đông

Câu 13: Người viết đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào sau đây?

  • A. Mũi.
  • B. Mắt, tai.
  • C. Mắt, mũi.
  • D. Tai, mắt, mũi.

Câu 14: Người viết đã cảm nhận được những âm thanh nào từ phong cảnh?

  • A. Tiếng chim hót như dàn hợp xướng.
  • B. Tiếng thác xối ầm ầm, dữ dội.
  • C. Tiếng mưa tí tách rơi.
  • D. Tiếng suối rì rào, tiếng thác xối, tiếng chim hót, tiếng những cơn mưa rào.

Câu 15: Đâu là hình ảnh nhân hóa được sử dụng trong đoạn văn?

  • A. Rừng sáng xanh lên trong nắng.
  • B. Chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng.
  • C. Các búp hoa xòe nở, cảnh vật biếc xanh.
  • D. Không khí Sapa trong lành, mát rượi.

4) Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi 16-20:

Mùa xuân về, cả thung lũng như khoác lên mình tấm áo mới. Những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài đến tận chân trời, điểm xuyết những bông hoa dại trắng muốt. Dòng suối nhỏ uốn lượn giữa thung lũng, nước trong veo phản chiếu ánh nắng lấp lánh. Xa xa, những rặng núi phủ sương mờ ảo như bức tranh thủy mặc. Tiếng chim hót líu lo hòa quyện với tiếng nước chảy róc rách, tạo nên bản nhạc du dương của núi rừng.

Câu 16: Đoạn văn miêu tả phong cảnh gì?

  • A. Cảnh biển.
  • B. Cảnh thung lũng vào mùa xuân.
  • C. Cảnh sa mạc.
  • D. Cảnh thành phố.

Câu 17: Tác giả so sánh sự thay đổi của thung lũng vào mùa xuân với điều gì?

  • A. Khoác lên tấm áo mới.
  • B. Thay đổi màu sắc.
  • C. Trở nên ấm áp hơn.
  • D. Có nhiều hoa nở.

Câu 18: Trong đoạn văn, dòng suối được miêu tả như thế nào?

  • A. Chảy xiết và ồn ào.
  • B. Đục ngầu và sâu.
  • C. Uốn lượn và trong veo.
  • D. Khô cạn và nứt nẻ.

Câu 19: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì để miêu tả rặng núi xa xa?

  • A. Nhân hóa.
  • B. So sánh.
  • C. Điệp ngữ.
  • D. Liệt kê.

Câu 20: Âm thanh nào KHÔNG được nhắc đến trong đoạn văn?

  • A. Tiếng chim hót.
  • B. Tiếng nước chảy.
  • C. Tiếng gió thổi.
  • D. Tiếng nhạc du dương.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác