Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 6: Ngôi nhà chung của buôn làng
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 6: Ngôi nhà chung của buôn làng sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Mái nhà rông của người Gia-rai có hình dáng như thế nào?
A. Như một lưỡi rìu khổng lồ hướng lên trời xanh
- B. Như mái nhà bình thường
- C. Như hình bán nguyệt
- D. Như hình tam giác
Câu 2: Nóc nhà gươi của người Cơ-tu thường tạc hình gì?
- A. Hình mũi thuyền
- B. Hình ngôi sao
C. Hình hai con gà trống đang vươn cổ gáy hoặc hai con trâu đực nằm nối đuôi nhau
- D. Hình những ngôi sao
Câu 3: Trên đầu cầu thang nhà rông, người Gia-rai thường tạc hình gì?
- A. Hình con rồng
B. Hình quả bầu đựng nước
- C. Hình mặt trăng
- D. Hình con hổ
Câu 4: Tại sao nhà rông được xem là ngôi nhà chung của buôn làng?
- A. Vì đó là nơi ở của già làng
B. Vì đó là nơi sinh hoạt chung, tổ chức lễ hội, tiếp đón khách quý
- C. Vì đó là nơi bán hàng
- D. Vì đó là nơi học tập của trẻ em trong làng
Câu 5: Nhà rông của người Ba-na có đặc điểm gì nổi bật?
- A. Thấp và nhỏ
B. Cao lớn, sừng sững
- C. Hình tròn
- D. Làm bằng gạch
Câu 6: Vai trò của nhà rông đối với cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên là gì?
- A. Là nơi để ở
B. Là nơi nuôi dưỡng, neo đậu tình cảm quê nhà, gắn kết cộng đồng
- C. Chỉ để trang trí
- D. Là nơi cất giữ lương thực
Câu 7: Ý nghĩa của việc trang trí hoa văn, hình tượng trên nhà rông là gì?
- A. Để trang trí, làm đẹp
B. Thể hiện bản sắc văn hóa, niềm tin và truyền thống của mỗi dân tộc
- C. Không có ý nghĩa gì
- D. Để phân biệt với các ngôi nhà khác
Câu 8: Tại sao nhà rông được xem là nơi quyện hòa cùng thiên nhiên?
A. Vì được xây dựng bằng vật liệu tự nhiên và hòa hợp với môi trường xung quanh
- B. Vì có nhiều cây cối xung quanh
- C. Vì không có cửa sổ
- D. Vì được sơn màu xanh lá cây
Câu 9: Việc tạo dáng và trang trí nhà rông khác nhau giữa các dân tộc cho thấy điều gì?
- A. Sự phát triển của đồng bào Tây Nguyên
B. Sự đa dạng và phong phú trong văn hóa các dân tộc Tây Nguyên
- C. Sự ganh đua giữa các dân tộc
- D. Sự thống nhất của đồng bào Tây Nguyên
Câu 10: Trên đầu cầu thang nhà rông, người Gié-Triêng thường chạm hình gì?
- A. Hình con rồng, hình con phượng
- B. Hình quả bầu đựng nước
- C. Hình mặt trời, hình mặt trăng
D. Hình núm chiêng, hình mũi thuyền
Câu 11: Dải hoạ tiết chính của nhà rông của người Ba-na là gì?
A. Hình cây rau dớn
- B. Hình cây tre
- C. Hình mũi thuyền
- D. Hình cây trúc
Câu 12: Sự đa dạng trong cách trang trí, tạo dạng cho nhà chung của các buôn làng thể hiện điều gì?
- A. Sự sáng tạo, cởi mở hội nhập văn hóa mới của người đồng bào Tây Nguyên
- B. Sự cạnh tranh, mong muốn thể hiện cái tôi riêng biệt và độc đáo của đồng bào Tây Nguyên
C. Sự đa dạng trong văn hóa, nghệ thuật của người đồng bào Tây Nguyên
- D. Sự giàu có của những người đồng bào Tây Nguyên
Câu 13: Nhà chung của đồng bào Tây Nguyên thường được xây dựng ở đâu?
- A. Ở trên mảnh đất bằng phẳng và đẹp nhất buôn làng
B. Ở trung tâm buôn làng
- C. Ở mảnh đất cao ráo nhất của buôn làng
- D. Ở cuối buôn làng
Câu 14: Nhà rông của dân tộc nào thường tạc hình quả bầu đựng nước ở trên đầu cầu thang?
- A. Cơ-tu
B. Gia-rai
- C. Ba-na
- D. Gié-Triêng
Câu 15: Chức năng của nhà rông là gì?
A. Nhà rông là nơi lưu giữ báu vật, của cải chung của buôn làng, như cồng, chiêng, ché,...
- B. Nhà rông là nơi xử tội những kẻ phạm tội nặng, cần xử phạt công khai để răn đe cả cộng đồng
- C. Nhà rông là nơi thể hiện sức mạnh kinh tế của cộng đồng, trưng bày các đồ vật quý giá
- D. Nhà rông là nơi để đón tiếp khách du lịch
Câu 16: Dân tộc nào xây dựng nhà rông có nóc nhà tạc hình hai con gà trống đang vươn cổ gáy, hoặc hình hai con trâu đực nằm nối đuôi nhau?
A. Cơ-tu
- B. Gia-rai
- C. Gié-Triêng
- D. Ba-na
Câu 17: Bài đọc đã nhắc đến tên các dân tộc thiểu số nào ở nước ta?
- A. Gia-rai, Ba-na, Cơ-tu, H Mông
- B. Gia-rai, Mèo, Cơ-tu, Gié-Triêng
- C. Gia-rai, Ba-na, Ê-đê, Gié-Triêng
D. Gia-rai, Ba-na, Cơ-tu, Gié-Triêng
Câu 18: Ngôi nhà chung của đồng bào Tây Nguyên được gọi là gì?
A. Nhà rông
- B. Nhà sàn
- C. Nhà gỗ
- D. Nhà trệt
Câu 19: Theo bài đọc, nhà rông được xây dựng bằng gì?
- A. Bằng máy móc hiện đại
B. Bằng trí tuệ, tâm sức và đôi tay tài hoa của cả cộng đồng
- C. Bằng vật liệu nhập khẩu
- D. Bằng công sức của một gia đình
Câu 20: Vì sao nhà chung của đồng bào Tây Nguyên thường được xây ở trung tâm buôn làng?
- A. Vì đó là phần đất đẹp nhất
- B. Vì đó là vị trí cao nhất trong làng, giúp người dân dễ tìm thấy nhà chung hơn
C. Vì khi nhà chung nằm ở trung tâm buôn làng, thì toàn thể dân làng khi về nhà chung đều di chuyển quãng đường như nhau, không ai phải đi quá xa
- D. Vì ở khu vực đó rất rộng.
Bình luận