5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 137
5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 137. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 31. NGÔI NHÀ CHUNG CỦA BUÔN LÀNG
PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Khởi động
Nói với bạn điều em biết về những ngôi nhà ở Tây Nguyên.
ĐỌC: NGÔI NHÀ CHUNG CỦA BUÔN LÀNG
Câu 1: Hai đoạn đầu giới thiệu những gì về nhà rông của đồng bào Tây Nguyên?
Câu 2: Tìm những hình ảnh miêu tả nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên.
Câu 3: Đoạn cuối của bài đọc nói lên điều gì?
Câu 4: Tóm tắt nội dung của mỗi đoạn văn bằng một câu.
NÓI VÀ NGHE: GIỚI THIỆU VỀ MỘT HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
Câu 1: Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng mà em biết dựa vào gợi ý:
a. Em biết những hoạt động cộng đồng nào?
b. Em chọn giới thiệu hoạt động nào?
c. Hoạt động đó diễn ra như thế nào?
Câu 2: Cùng bạn trao đổi về ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Khởi động
Những ngôi nhà ở Tây Nguyên thường là nhà sàn, làm từ gỗ và tre, có mái lợp lá hoặc tranh. Chúng được thiết kế để chống chịu thời tiết khắc nghiệt và bảo vệ khỏi thú dữ. Nhà sàn thường được xây dựng cao hơn mặt đất và có cầu thang lên xuống.
ĐỌC: NGÔI NHÀ CHUNG CỦA BUÔN LÀNG
Câu 1: Hai đoạn đầu giới thiệu về tên gọi, đặc điểm vai trò của nhà rông của đồng bào Tây Nguyên.
Câu 2: Mái nhà rông của người Gia-rai như một lưỡi rìu khổng lồ hướng lên trời xanh. Nhà rông của người Ba-na cao lớn, sừng sững với nóc nhà được trang trí bằng dải hoạ tiết chính là hình cây rau dớn.
Nóc nhà gươl của người Cơ-tu tạc hình hai con gà trống đang vươn cổ gáy, hoặc hình hai con trâu đực nằm nối đuôi nhau.
Trên đầu cầu thang, người Gié-Triêng chạm hình núm chiêng, hình mũi thuyền; người Gia-rai tạc hình quả bầu đựng nước,...
Câu 3:Đoạn cuối của bài đọc nói về giá trị trường tồn của nhà gươl trong đời sống của người dân tây nguyên.
Câu 4:
- Đồng bào Tây Nguyên thường có ngôi nhà chung, gọi là “nhà rông" hoặc “nhà gươl!l”.
- Nhà rông vừa là không gian sinh hoạt chung, vừa là nơi thiêng liêng của buôn làng.
- Mỗi buôn làng có lối tạo dáng, trang trí hoa văn riêng cho ngôi nhà chung của mình.
- Dù cuộc sống có nhiều đổi thay thì giá trị của nhà gươl vẫn luôn còn mãi.
NÓI VÀ NGHE
Câu 1:
a.
Hoạt động vì cộng đồng | Hoạt động văn hóa | Hoạt động sinh hoạt nơi cộng đồng |
- Vệ sinh khu vực nơi em ở. - Làm tình nguyện cho các chương trình khám sức khỏe miễn phí. - Hiến máu | - Tham gia lễ hội truyền thống ở địa phương. - Tham gia biểu diễn văn nghệ cho các hoạt động ở địa phương. | - Sinh hoạt hè ở địa phương. - Tham gia hội chợ, chợ phiên. |
b. Em chọn giới thiệu về một ngày hội làng.
c. Đầu tháng Giêng, hội làng của em được tổ chức ngay tại sân đình. Trước ngày diễn ra lễ hội, cổng đình được trang trí với cờ phướn treo đu màu sắc, rực rỡ và vui mắt. Biểu ngữ “Mừng Đảng, Mừng Xuân” treo cao ngay cổng chào đón mọi người đến đình xem hội. Mọi người ăn mặc lịch sự, quần áo mới trang trọng, các bà, các chị diện áo mới còn thơm phức mùi vải sợi. Hội làng được khai mạc bằng lễ dâng hương cúng tổ tiên, thành hoàng thật long trọng. Sau lễ dâng hương là hội thi kéo co của các đội trong làng.
Câu 2: - Đối với cá nhân:
+ Hình thành và phát triển được các năng lực như giao tiếp, hợp tác, tự chủ, giải quyết vấn đề.
+ Nâng cao được giá trị của bản thân.
- Đối với cộng đồng:
+ Tạo ra sự kết nối các thành viên trong cộng đồng.
+ Gìn giữ và phát huy các giá trị nhân văn, tốt đẹp của cộng đồng.
PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN VIẾT
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật em thích trong một bộ phim hoạt hình đã xem.
Câu 1: Chia sẻ với bạn về nhân vật em thích.
a. Em chọn giới thiệu nhân vật nào? Đó là nhân vật trong phim hoạt hình nào?
b. Nhân vật đó có những đặc điểm gì nổi bật?
c. Em có suy nghĩ, cảm xúc gì về nhân vật?
Câu 2: Dựa vào kết quả bài tập 1, ghi lại các ý em muốn viết trong đoạn văn của mình.
VẬN DỤNG
Câu 1: Sưu tầm tranh, ảnh về một hoạt động cộng đồng của đồng bào Tây Nguyên.
Câu 2: Nói 1 - 2 câu về hoạt động của con người trong tranh, ảnh đã sưu tầm.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật em thích trong một bộ phim hoạt hình đã xem.
Câu 1:
a. Em chọn giới thiệu về chú mèo máy Doraemon trong phim hoạt hình cùng tên.
b.
- Có thân hình tròn trịa, đáng yêu.
- Tính cách: vui tính, thật thà, nhân hậu, dũng cảm, khá nhanh trí
- Sở thích: bánh rán, thích những cô mèo xinh đẹp.
- Cực kỳ sợ chuột, đặc biệt là chuột nhắt.
c. Từ Doraemon, em cảm nhận được tình yêu thương và lòng trung thành sâu sắc từ trái tim của chú.
Câu 2:
Xuất hiện trong bộ truyện tranh mang tên mình, Doraemon đến từ thế kỷ 21 với hình dáng tròn trịa, thường được gọi thân mật là "Mèo Ú". Chú mất đi hai chiếc tai do một tai nạn trong quá khứ, và điều này khiến chú rất sợ loài chuột.
Ở phần trước bụng, Doraemon có một cái túi hình bán nguyệt nhỏ, nhưng bên trong lại là một không gian rộng lớn chứa vô số đồ vật kỳ diệu. Trong gia đình Nobita, Doraemon được coi như một thành viên thân thuộc và luôn nhận được tình cảm yêu thương sâu sắc từ mọi người. Mặc dù là một chú mèo máy, Doraemon vẫn có thể ăn uống, tắm rửa, nghỉ ngơi như con người và thường xuyên giúp đỡ bố mẹ Nobita trong các công việc nhỏ.
VẬN DỤNG
Câu 1:
Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
Câu 2: Trong lễ hội, tiếng cồng chiêng được ngân lên, báo hiệu cho những người dân tụ họp lại quây quần bên đống lửa và vò rượu cần, cùng nhau nhảy múa cùng nhau ca hát.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo, soạn tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 137, soạn tiếng Việt 5 tập 1 CTST trang 137
Bình luận