5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 102
5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 102. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 22. TRƯỚC NGÀY GIÁNG SINH
PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Khởi động
Chia sẻ với bạn về một trò chơi mà em yêu thích.
ĐỌC: TRƯỚC NGÀY GIÁNG SINH
Câu 1: Trong đoạn đầu, sự xuất hiện của những vị khách được tả như thế nào?
Câu 2: Kể lại tóm tắt trò chơi của các bạn nhỏ và bày tỏ suy nghĩ của em về trò chơi đó.
Câu 3: Tìm những chi tiết nói lên niềm vui, sự náo nức của các bạn nhỏ khi tham gia trò chơi.
Câu 4: Cách người cha giúp đám trẻ đi vào giấc ngủ có gì đặc biệt?
Câu 5: Hình ảnh gia đình bạn nhỏ trong câu chuyện gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Câu 6: Tưởng tượng, kể về giấc mơ của một bạn nhỏ trong truyện.
- Về những hoạt động trong ngày Giáng sinh
- Về những món quà Giáng sinh
- ?
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Khởi động
Ở quê em, các bạn nhỏ rất thích chơi đánh chuyền. Chỉ cần hai đến ba người, một bó que nhỏ thường là mười chiếc và một quả nặng như quả bưởi con hoặc quả cà, quả chanh là có thể bắt đầu cuộc chơi. Người chơi cầm quả nặng trên tay phải tung lên cao và nhặt từng que trước khi túm lấy quả nặng đang lơ lửng trên không trung. Người chơi cứ lặp lại như vậy cho đến khi làm rớt quả nặng xuống đất.
ĐỌC: TRƯỚC NGÀY GIÁNG SINH
Câu 1: Tiếng chuông khua rộn rã, rồi một cỗ xe trượt tuyết lớn xuất hiện từ phía khu rừng và tiến đến cổng. Trong xe có dì, dượng và các em họ. Tất cả đều được trùm kín bởi những tấm chăn, áo choàng dài và những tấm da bò.
Câu 2: Các bạn nhỏ mặc thật ấm để ra ngoài chơi tạo hình trên tuyết. Chúng leo lên cây rồi buông mình xuống lớp tuyết mịn để tạo thành in trên tuyết.
Trò chơi này rất thú vị và đặc trưng ở những vùng lạnh, có tuyết rơi.
Câu 3: Cả bọn chơi đùa vui đến nỗi khi đêm xuống chúng vẫn còn phấn khích, cứ nằm trằn trọc mãi.
Câu 4: Người cha đã chơi đàn để giúp đám trẻ đi vào giấc ngủ.
Câu 5: Gợi cho em cảm giác ấm cúng và thân thương.
Câu 6: Tiếng đàn du dương của ba đã đưa tôi vào giấc ngủ lúc nào không hay. Trong giấc mơ, tôi thấy các thành viên trong gia đình được cùng nhau đến nhà thờ để làm lễ. Rồi sau đó đám trẻ chúng tôi được đi chơi ở trung tâm văn hóa. Sáng hôm sau tỉnh dậy, những hình ảnh đó vẫn in đậm trong tâm trí tôi.
PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ
Câu 1: Tìm đại từ trong đoạn văn sau và xếp vào nhóm thích hợp:
Đại từ xưng hô Đại từ nghi vấn Đại từ thay thế
Ngày xưa có một bác nông dân đang gieo hạt cải củ bỗng một con gấu chạy đến quát:
- Ai cho phép ngươi vào rừng của ta?
Bác nông dân trả lời:
- Ông gấu ơi, để tôi gieo ít hạt cải. Cải lớn tôi chỉ lấy gốc còn lại là phần ông.
Gấu vui vẻ:
- Thế cũng được. Nhưng ngươi phải giữ đúng lời hứa.
Củ cải lớn. Bác nông dân đào củ cải đem về, ngọn để lại cho gấu. Gấu ăn thấy đắng, tức lắm, nhưng không làm gì được.
Câu 2: Tìm 1 - 2 đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô phù hợp để thay cho mỗi trong các đoạn hội thoại sau:
a. Nghỉ hè, Quang gọi điện thoại cho bà:
- ơi, hai tuần nữa, cả nhà sẽ về thăm
- Thế hả? chờ đón bố mẹ và
b. Chọn được cuốn sách ưng ý, Vy nói với cô thủ thư:
- ơi, muốn mượn cuốn này ạ.
- đợi một chút, sẽ ghi phiếu mượn cho
Câu 3: Thực hiện yêu cầu:
a. Viết tiếp 2 - 3 câu để hoàn thành đoạn hội thoại dưới đây, trong đó có sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô.
Sáng Chủ nhật, Tuấn hỏi Long:
- Long ơi, sáng nay cậu có bận gì không ?
- ?
b. Chỉ ra các đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô đã sử dụng ở bài tập a.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1: - Xưng hô: ngươi, ta, ông, tôi.
- Nghi vấn: ai.
- Thay thế: thế.
Câu 2:
a. (1), (3), (4): bà; (2), (5): cháu
b. (1), (4): cô; (2), (3), (5): em
Câu 3:
a. Sáng Chủ nhật, Tuấn hỏi Long:
- Long ơi, sáng nay cậu có bận gì không?
- Tớ có lịch học nhạc cùng cô giáo. Có việc gì thế?
- Tớ định rủ cậu đá bóng .
b. Các đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô đã sử dụng: cậu, tớ.
PHẦN 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN VIẾT
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo.
Câu 1: Viết bài văn dựa vào dàn ý đã lập ở trang 97 và đoạn văn đã viết ở trang 101.
Lưu ý:
- Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?
- Em kể lại câu chuyện thế nào?
+ Kể đầy đủ các sự việc của câu chuyện
+ Kể chi tiết hơn đối với sự việc em chọn.
+ Thêm vào một sự việc những chi tiết sáng tạo giúp câu chuyện sinh động, lôi cuốn hơn: tả đặc điểm của các loài cây; kể lại hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật; bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật,...
- Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?
VẬN DỤNG
Kể về một buổi sum họp của gia đình em.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo.
Câu 1:
Ngày xửa ngày xưa, hồi đó cây cỏ trên thế gian vẫn chưa có tên gọi riêng. Một ngày kia, ông Trời cho gọi tất cả các loài cây cỏ lại để ban tên cho riêng từng loài.
Những loài cây cỏ tranh giành đến trước đều được ông Trời đặt cho tên đúng ý muốn của chúng. Chúng cứ thế chen chúc kéo tới mà nài nỉ ông Trời ban cho chúng cái tên đẹp
Đến tận lúc cuối ngày, có một cành cây rất nhỏ bé hớt hải vội chạy tới thở hổn hển rồi tâu với Trời:
- Muôn tâu bệ hạ, bà con đang ốm nên con phải chăm bà giúp cha mẹ.
- Thôi được rồi, ta ghi nhận tấm lòng của con.
- Xin người ban cho con một cái tên thật kêu ạ.
- Đợi ta suy nghĩ một chút nhé. Tên của con là…thì là…thì là…
- Tôi có tên gọi rồi! Từ nay tôi là Thì Là!
Tuy nhiên từ ngày đó, mọi người đều quen gọi nó là Thì Là hoặc cũng có thể gọi là Thìa Là. Cái tên của nó tuy rất bình dị nhưng chưa một loài cây cỏ nào dám mỉa mai, chế giễu nó.
VẬN DỤNG
Gia đình em thường sum họp vào cuối tuần, cả nhà quây quần bên bữa cơm tối. Mọi người cùng nhau nấu nướng, chia sẻ những câu chuyện trong tuần. Sau bữa ăn, cả nhà ngồi xem phim hoặc chơi trò chơi. Không khí rất ấm cúng và hạnh phúc.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo, soạn tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 102, soạn tiếng Việt 5 tập 1 CTST trang 102
Bình luận