5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 60

5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 60. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 47. ÔNG TRẠNG NỒI

PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI 

Khởi động                           

Nêu 1 - 2 việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng.

ĐỌC: ÔNG TRẠNG NỒI

Câu 1: Ở đoạn đầu, chàng trai được giới thiệu như thế nào?

Câu 2: Trong bữa tiệc ban thưởng cho những người thi đỗ, quan trạng đã xin nhà vua đồ vật gì? Vì sao?

Câu 3: Vì sao người hàng xóm và dân làng lại xúc động, cảm phục quan trạng?

Câu 4: Kể tóm tắt câu chuyện.

Câu 5: Câu chuyện gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào? Vì sao?

Câu 6: Viết 4 - 5 câu bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về một nhân vật trong bài đọc “Ông Trạng Nồi”.

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

Khởi động

  • Chia sẻ thực phẩm hoặc món ăn.
  • Hỗ trợ khi hàng xóm gặp khó khăn.

ĐỌC: ÔNG TRẠNG NỒI

Câu 1:Chàng trai có gia cảnh nghèo khó nhưng tư chất thông minh và ham học.

Câu 2: Quan trạng đã xin nhà vua một chiếc nồi nhỏ để mang về quê để biếu ông hàng xóm chiếc nồi để tạ ơn ông đã giúp đỡ lúc khó khăn.

Câu 3: Vì quan trạng là một tấm gương hiếu học và có lòng biết ơn.

Câu 4: Câu chuyện "Ông Trạng Nồi" kể về một chàng trai nghèo thông minh, chăm chỉ học tập. Dù gặp khó khăn, chàng vẫn kiên trì và cuối cùng đỗ trạng nguyên. Được nhà vua cho chọn phần thưởng, chàng chỉ xin một chiếc nồi nhỏ và tặng nó cho hàng xóm đã giúp đỡ mình, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.

Câu 5:Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn". 

  • câu chuyện thể hiện rõ lòng biết ơn chàng trai, dù sau khi đạt được thành công và danh vọng. 

Câu 6: Nhân vật chính trong câu chuyện "Ông Trạng Nồi" thực sự để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí em. Em cảm phục trước sự thông minh, chăm chỉ và lòng hiếu học của chàng trai. Điều khiến em cảm động hơn cả là tấm lòng biết ơn và sự khiêm tốn của chàng trai sau khi thành công. Câu chuyện như một lời nhắc nhở rằng, bất kể đạt được bao nhiêu thành công, chúng ta cũng không nên quên những ai đã hỗ trợ và đồng hành cùng mình trên con đường đó. 

PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ “Em yêu nhà em”:

Câu 2: Thực hiện yêu cầu:

a. Chọn một từ phù hợp trong khung thay cho các trong bài ca dao sau:

(đợi, trông, chờ)

    Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn   nhiều bề

      trời,   đất,   mây

mưa,    nắng,   ngày,   đêm

       cho chân cứng đá mềm

Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.

                                                      Ca dao

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ em chọn.

Câu 3: Đọc bài thơ “Ngôi nhà” và thực hiện yêu cầu:

a. Tìm và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ có trong bài thơ. 

b. Viết 2 - 3 câu văn hoặc sáng tác 4 - 6 dòng thơ bày tỏ tình cảm về ngôi nhà em ở, trong đó có sử dụng điệp từ, điệp ngữ.

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

Câu 1: 

- Điệp từ "Có":

=> nhịp điệu nhẹ nhàng, du dương cho bài thơ, giúp người đọc cảm nhận được sự ấm áp, yên bình của không gian sống quen thuộc.

- Điệp ngữ "Chẳng đâu" và "Chẳng đâu":

=> sự đối xứng, giúp kết thúc bài thơ một cách tròn trịa, khép lại với thông điệp mạnh mẽ về tình yêu quê hương, gia đình.

Câu 2: 

a. Trông

b. Tác dụng của từ “trông:

=> sự phụ thuộc của nông nghiệp vào điều kiện tự nhiên, cho thấy cuộc sống của người nông dân gắn liền với thiên nhiên.

Câu 3: 

Điệp từ "Em yêu" 

  • thể hiện tình cảm và sự gắn bó của tác giả với ngôi nhà và môi trường xung quanh, tạo ra nhịp điệu, gợi lên hình ảnh.

b. Ngôi nhà nhỏ em yêu,

Nắng ấm áp bình yên.

Góc vườn xanh chim hót,

Gia đình em vui vầy.

Mỗi sớm mai thức dậy,

Em yêu lắm ngôi nhà.

PHẦN 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN VIẾT

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

a. Câu văn mở đầu khẳng định điều gì?

b. Tìm các câu văn:

- Thể hiện cảm xúc của các bạn khi tham gia sự việc.

- Nói về niềm vui, ý nghĩa của sự việc đó đối với các bạn.

c. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?

Câu 2: Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc của em khi chứng kiến hoặc tham gia một việc làm góp phần bảo vệ môi trường.

a. Em đã chứng kiến hoặc tham gia việc làm nào góp phần bảo vệ môi trường?

b. Em có những suy nghĩ, cảm xúc gì khi chứng kiến hoặc tham gia việc làm đó?

c. Bày tỏ mong muốn hoặc hi vọng khi chứng kiến hoặc tham gia việc làm đó.

VẬN DỤNG

Câu 1: Tìm đọc truyện về một vị trạng nguyên của nước ta.

Câu 2: Chia sẻ suy nghĩ của em về vị trạng nguyên đó.

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

Câu 1: 

a. Khẳng định cảm xúc vui mừng của người viết khi được tham gia "Ngày hội trồng cây" cùng cô Tổng phụ trách và các bạn ở trường.

b. 

-  Cảm xúc : "Khuôn mặt các bạn ửng hồng, mồ hôi lấm tắm nhưng không ai thấy mệt."

- Niềm vui, ý nghĩa: "Có lẽ, mỗi bạn đều có những niềm vui riêng. Vui vì thực hiện được một hoạt động có ý nghĩa. Vui vì có thêm một kỉ niệm đẹp với cô giáo và bạn bè."

c. Niềm vui và sự mong chờ của người viết khi những cây con được trồng hôm nay lớn lên, toả bóng mát và kể lại những kỷ niệm thân thương dưới mái trường yêu dấu.

Câu 2: 

    Là một phần của nhóm cùng nhau trồng cây hoặc thu gom rác thải, em thấy mình đang đóng góp vào một việc làm ý nghĩa, giúp làm cho thế giới xanh sạch đẹp hơn.

       Khi chứng kiến những cây mới trồng dần lớn lên, em cảm thấy như chính bản thân mình cũng đang lớn lên, trưởng thành và có trách nhiệm hơn với môi trường sống xung quanh. 

Ngoài ra, việc được làm việc cùng bạn bè, cô giáo và cả cộng đồng cũng khiến em cảm thấy ấm áp và gắn bó.

VẬN DỤNG

Câu 1: 

       Nguyễn Hiền là một vị trạng nguyên tài ba của Việt Nam, sống vào thời nhà Lê. Từ nhỏ, Nguyễn Hiền đã thể hiện tài năng và lòng say mê học hỏi. 

      Năm 11 tuổi, tiếng tăm Hiền đã lừng lẫy ở kinh đô và được mệnh danh là thần đồng. Bấy giờ có người họ Đặng tự thấy mình đã đọc hết các sách, nghe tiếng tăm Hiền muốn đến thử tài văn bút, liền tìm đến nhà Hiền và lấy đầu đề theo bài phú "Phượng hoàng sào a, kì lân du úc". Khách ra hạn số câu và mỗi câu đều có tiếng chỉ về một loài cầm thú. 

Hiền ứng khầu đáp ngay rằng: "Phi long kiên chiểu/Mã bất xuất hà /Ý bỉ Hữu Hùng chi thế/ Ấp vu Duyên Lộc chi a". Nghĩa là: "Rồng không bay lên nơi ao, hồ/Ngựa không từ sông phi ra/ Đẹp thay đời có họ Hữu Hùng/Làm nhà ở nơi Duyên Lộc. Người họ Đặng hết sức thán phục và tấm tắc khen “Thiên tài! Thiên tài!”. 

Câu 2: 

Trạng Nguyên Nguyễn Hiền, với câu chuyện về sự thông minh, tài năng và lòng khiêm tốn. Em cảm phục trước sự kiên trì và lòng say mê học hỏi của ông, để trở thành Trạng Nguyên. Điều này nhắc nhở em rằng trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn đến đâu, chỉ cần kiên trì và không ngừng nỗ lực thì sẽ đạt được thành công.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút tiếng Việt 5 tập 2 Chân trời sáng tạo, soạn tiếng Việt 5 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 60, soạn tiếng Việt 5 tập 2 CTST trang 60

Bình luận

Giải bài tập những môn khác