5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 109
5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 109. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 24. VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Khởi động
Trao đổi với bạn những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc.
ĐỌC: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
Câu 1: Trong hai khổ thơ đầu, ngôi nhà đang xây được tả bằng những hình ảnh nào? Cách tả đó có gì độc đáo?
Câu 2: Hình ảnh bác thợ nề được tả ở khổ thơ đầu gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 3: Tìm những hình ảnh nói về sự gắn bó của mỗi sự vật sau với ngôi nhà đang xây.
Câu 4: Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ cuối bài?
ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH - CHỦ ĐIỂM CHUNG SỐNG YÊU THƯƠNG
(a) Tìm đọc bản tin:
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
- Bản tin đã đọc.
- Nhật kí đọc sách.
- Những điều em hiểu biết thêm.
- Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bản tin.
- ?
d. Ghi chép tóm tắt một bản tin được bạn chia sẻ bằng sơ đỏ.
(e) Đọc một bản tin được bạn chia sẻ mà em thích.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Khởi động
Hình ảnh ngôi nhà đang xây dở với rất nhiều giàn giáo, gạch vữa còn ngổn ngang. Ngôi nhà hiện lên giữa không gian rộng lớn, thoáng mát có bầu trời xanh, có gió mát và chim ca.
ĐỌC: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
Câu 1:
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
=> hình dung một ngôi nhà đang xây dở nhưng rất mềm mại và nên thơ, không hề thô ráp, khô cứng.
Câu 2: Suy nghĩ về một công việc vất vả, đi sớm về muộn nhưng mang lại vẻ đẹp và niềm hạnh phúc cho cuộc đời.
Câu 3: Bầy chim đi ăn về
Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.
Nắng đứng ngủ quên
Trên những bức tường.
Làn gió nào về mang hương
Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.
Câu 4: Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên nhịp sống và công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước đang rất sôi động, nhộn nhịp.
ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH - CHỦ ĐIỂM CHUNG SỐNG YÊU THƯƠNG
Bản tin tình nguyện - Số 3 - Báo tienphong.vn
PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Mỗi từ in đậm trong đoạn văn sau được dùng để làm gì?
Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cành hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới.
Nguyễn Kiên
Câu 2: Trong mỗi câu sau, các từ in đậm có tác dụng gì?
a. Vì rùa biết mình chậm chạp nên nó cố sức chạy thật nhanh.
b. Nếu trời mưa to thì buổi cắm trại của chúng tôi sẽ phải hoãn lại.
Câu 3: Tìm kết từ trong mỗi đoạn văn sau:
a. Chị Na nhắc ba đôi dép mới, khẽ nói:
- Đây là đôi của anh cả, còn đây là của chị em mình. Mẹ bảo mùng một mới được đi. Nhưng giờ mình đi thử một tí rồi lại cất lên.
Theo Cao Nguyệt Nguyên
b. Trăng cuối tháng vàng và nhọn như một chiếc ngà non đã ló ra khỏi đỉnh núi. Trời đầy sao. Gió lộng trên những ngọn cây cao nhưng trong rừng thì hoàn toàn yên tĩnh. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt đua nhau toả mùi thơm. Những đốm sáng lân tinh trên gỗ và trên lá mục lấp lánh.
Theo Vũ Hùng
Câu 4: Chọn cặp kết từ phù hợp trong khung thay cho hai trong mỗi câu sau:
(Tuy … nhưng… nhờ … nên … Nếu … thì …)
a. chăm chỉ luyện tập đội bóng đá nữ của lớp 5C đã đoạt giải nhất
b. trời ấm dần lên những ruộng mạ sẽ lên xanh mướt
c. trời còn mù sương đám thanh niên trong làng đã í ới gọi nhau lên nương.
Câu 5: Đặt câu giới thiệu về một bài hát mà em thích, trong đó có sử dụng kết từ. Chỉ rõ kết từ và tác dụng của nó.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1:Các từ in đậm dùng để nối các vế trong câu hoặc các câu trong đoạn văn.
Câu 2:
Các từ in đậm dùng để nối các câu:
a. Mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.
b. Mối quan hệ điều kiện - kết quả.
Câu 3:a. Của, còn, mới, nhưng, rồi.
b. Và, như, nhưng, thì, và.
Câu 4: a. Nhờ ….nên…...
b. Nếu….thì…...
c. Tuy ….nhưng…..
Câu 5: Nếu ai đó hỏi em về bài hát thiếu nhi em thích nhất thì em sẽ trả lời ngay là bài hát Em như chim câu trắng.
Kết từ: Nếu … thì => giả thiết - kết quả.
PHẦN 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN VIẾT
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo.
Câu 4: Viết lại một đoạn trong bài đã viết cho hay hơn bằng cách thay thế từ ngữ hoặc thêm vào một số chi tiết sáng tạo.
VẬN DỤNG
Trao đổi với bạn về một việc có ích mà em có thể làm cho cộng đồng.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Đề bài:
Câu 4: Đến tận lúc cuối ngày, có một cành cây rất nhỏ bé hớt hải chạy tới tâu với Trời:
- Muôn tâu bệ hạ, bà con đang ốm nên con phải chăm bà giúp cha mẹ.
- Thôi được rồi, ta ghi nhận tấm lòng của con.
- Xin người ban cho con một cái tên thật kêu ạ.
- Đợi ta suy nghĩ một chút nhé. Tên của con là…thì là…thì là…
- Tôi có tên gọi rồi! Từ nay tôi là Thì Là!
Vì vui mừng quá mà nó vội vã cảm ơn vì ông Trời đã đặt tên cho nó rồi lao nhanh về nhà để khoe cho bà nó biết chuyện này và cũng để chăm sóc cho bà.
VẬN DỤNG
- Bảo vệ môi trường
- Giúp đỡ người già neo đơn
- Tham gia vẽ tranh về chủ đề biển đảo, quê hương.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo, soạn tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 109, soạn tiếng Việt 5 tập 1 CTST trang 109
Bình luận