5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 8
5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 8. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 35. ĐIỀU KÌ DIỆU DƯỚI NHỮNG GỐC ANH ĐÀO
PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Khởi động
Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát sau:
ĐỌC: ĐIỀU KÌ DIỆU DƯỚI NHỮNG GỐC ANH ĐÀO
Câu 1: Kể lại cuộc trò chuyện của Uyên với bạn nhỏ mới quen.
Câu 2: Vì sao bạn nhỏ thuyết phục Uyên trồng thêm hoa dưới những gốc cây non?
Câu 3: Tìm những chi tiết thể hiện cảm xúc của hai bạn khi gieo hạt.
Câu 4: Mọi người có suy nghĩ, hành động gì khi nhìn thấy từng vạt hoa tím bung nở dưới những gốc cây?
Câu 5: Em học được những điều gì từ câu chuyện trên?
Câu 6: Tưởng tượng, đóng vai Uyên và người bạn mới để cùng trò chuyện khi gặp lại nhau dưới những gốc anh đào.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Khởi động
Lời bài hát nhấn mạnh việc trồng cây mang lại niềm vui, sự sống động cho tâm hồn con người.
ĐỌC: ĐIỀU KÌ DIỆU DƯỚI NHỮNG GỐC ANH ĐÀO
Câu 1:
Mùa xuân này, Uyên được cùng các bạn của mẹ trồng hàng cây anh đào bên bờ một con suối. Em nhận việc bê cây giống đặt vào cái hố để các cô chú vun gốc.
Gần trưa, một bạn nhỏ đến bắt chuyện với Uyên:
- Mình có thể trồng hoa dưới cây non này được không?
Bạn nhỏ xoè ra nắm hạt giống:
- Đây là hạt hoa sao! - Cô bạn giải thích - Chúng rất dễ trồng. Chỉ cần xới đất, bỏ hạt xuống, cây sẽ tự mọc mầm. Mùa xuân năm sau, chắc chắn bạn sẽ rất bất ngờ. Kìa, nó kìa!
Uyên nhìn theo hướng tay cô bạn chỉ. Một vài khóm hoa sao màu tím hồng nhỏ li ti xôn xao trong nắng.
Câu 2: Vì hạt hoa rất dễ trồng và hứa hẹn sẽ mang đến điều bất ngờ vào mùa xuân năm sau.
Câu 3:- Uyên đã thắm mệt nhưng sự hào hứng của bạn khiến em phấn chấn hơn.
- Cô bạn vẫy đôi bàn tay gầy gò, cười tươi như nắng toả chào Uyên.
Câu 4: - Cả đoàn ngỡ ngàng, mọi người không ngớt lời khen ngợi vẻ đẹp quyến rũ của loài hoa.
- Uyên thầm cảm ơn cô bạn nhỏ em mới gặp một lần.
Câu 5:Nếu biết yêu thiên nhiên, thiên nhiên sẽ mang tới cho chúng ta những giá trị tốt đẹp.
Câu 6: - Uyên: "Bạn ơi, mình là Uyên đây? Người bạn đã cùng bạn gieo hạt hoa dưới gốc cây anh đào."
- Bạn mới: "Ôi, Uyên à! Lâu lắm rồi không gặp bạn. Nhìn những vạt hoa tim tím, mình thấy rất vui."
- Uyên: "Mình không nghĩ chỉ sau một năm, những hạt giống ấy lại biến thành một thiên đường hoa như thế này."
- Bạn mới: " Đây sẽ là một trong những kỷ niệm đẹp nhất của mình ở đây."
- Uyên: "Bạn có nghĩ là chúng ta nên tiếp tục làm điều này mỗi năm không?."
- Bạn mới: "Thật tuyệt! Chúng mình sẽ cùng nhau tạo ra nhiều kỷ niệm đẹp và biến nơi này thành một khu vườn đầy ắp sắc hoa nhá!"
Cả hai nhìn nhau cười và nhìn về phía những vòm lá anh đào xanh mướt, dưới đó là từng vạt hoa tim tím bung nở.
PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Mùa đông đến. Gió bấc hun hút, trời rét căm căm. Rặng xoan trút xuống những chiếc lá cuối cùng, những chùm quả ngả sang màu vàng sậm và khô tóp lại. Lúa đang kì chín rộ nên thôn xóm nhộn nhịp hẳn lên. Lũ sẻ non theo bố mẹ ra đồng, chúng ríu rít giành thóc rơi với đàn chim ri đá. Đàn chim gáy cũng bay về. Chúng tha thẩn nhặt thóc.
Theo Hà Lương
a. Đoạn văn có mấy câu?
b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu.
c. Xếp các câu vào nhóm thích hợp:
Câu 2: Có thể tách các cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép ở bài tập 1 thành các câu đơn được không? Vì sao?
Câu 3: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Mặt trời lên, cả cánh đồng lấp loá nắng. Trời càng nắng, lúa càng sẫm lại, trĩu bông. Lúc này, cánh đồng đẹp như một tấm thảm. Mỗi khi có gió, những bông lúa ngả đầu vào nhau, sóng lúa nhấp nhô.
Khánh Nam
a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu.
b. Chỉ ra các câu ghép trong đoạn văn.
Câu 4: Đặt 1 - 2 câu ghép nói về nội dung của mỗi tranh sau. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của môi câu vừa đặt.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1:
a. Đoạn văn có 07 câu.
b.
Câu | Chủ ngữ | Vị ngữ |
1 | Mùa đông | đến |
2 | Gió bấc - trời | hun hút - rét căm căm |
3 | Rặng xoan - những chùm quả | trút xuống những chiếc lá cuối cùng - ngả sang màu vàng sậm và khô tóp lại |
4 | Lúa - thôn xóm | đang kì chín rộ - nhộn nhịp hẳn lên |
5 | Lũ sẻ non - chúng | theo bố mẹ ra đồng - ríu rít giành thóc rơi với đàn chim ri đá |
6 | Đàn chim gáy | cũng bay về |
7 | Chúng | tha thẩn nhặt thóc |
c.
Câu đơn | Câu ghép |
Mùa đông đến. | Gió bấc hun hút, trời rét căm căm. |
Đàn chim gáy cũng bay về. | Rặng xoan trút xuống những chiếc lá cuối cùng, những chùm quả ngả sang màu vàng sậm và khô tóp lại. |
Chúng tha thẩn nhặt thóc. | Lúa đang kì chín rộ nên thôn xóm nhộn nhịp hẳn lên. |
Lũ sẻ non theo bố mẹ ra đồng, chúng ríu rít giành thóc rơi với đàn chim ri đá. |
Câu 2: Có thể tách thành các câu đơn vì mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ đó đều diễn đạt một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Câu 3:
a.
Câu | Chủ ngữ | Vị ngữ |
1 | Mặt trời - cả cánh đồng | lên - lấp lóa nắng |
2 | Trời - lúa | càng nắng - càng sẫm lại, trĩu bông |
3 | cánh đồng | đẹp như một tấm thảm |
4 | những bông lúa - sóng lúa | ngả đầu vào nhau - nhấp nhô |
b. Các câu ghép trong đoạn văn:
- Trời càng nắng, lúa càng sẫm lại, trĩu bông.
- Mỗi khi có gió, những bông lúa ngả đầu vào nhau, sóng lúa nhấp nhô.
Câu 4: - Bình minh lên, vạn vật bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.
+ CN: Bình minh - vạn vật
+ VN: lên - bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài
PHẦN 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN VIẾT
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Đọc bài văn “Bà nội” và thực hiện yêu cầu:
a. Bài văn tả ai?
b. Xác định các đoạn văn và nội dung của mỗi đoạn:

c. Mỗi đoạn văn đã xác định ở bài tập b thuộc phần nào của bài văn tả người?

d. Ở phần thân bài, tác giả chọn tả những đặc điểm và hoạt động nào của bà? Theo em, lựa chọn ấy có phù hợp không? Vì sao?
Câu 2: Tìm trong phần thân bài của bài văn “Bà nội”:
Câu 3: Viết 1 - 2 câu tả đặc điểm nổi bật về hình dáng, tính tình hoặc hoạt động của một người thân.
VẬN DỤNG
Tưởng tượng, nói 2 - 3 câu về vùng đất Tây Nguyên trong bài đọc “Điều kì diệu dưới những gốc anh đào” khi những cây anh đào đã lớn.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1:
a. Bài văn tả bà nội.
b.
Đoạn 1: Từ đầu đến “hơn cả: Giới thiệu bà nội.
Đoạn 2: Tiếp đến “chan chứa yêu thương”: Tả ngoại hình.
Đoạn 3: Tiếp đến “cong cong”: Kể về tài nấu ăn.
Đoạn 4: Tiếp đến “thật hấp dẫn”: Kỉ niệm.
Đoạn 5: Đoạn còn lại: Cảm nghĩ.
Câu 2:
- Hình dáng:
+ dáng người dong dỏng
+ làn da trắng
+ mái tóc đen và rất dày
+ mắt bà có nếp nhăn, ánh mắt dịu dàng, chan chứa yêu thương.
- Hoạt động:
+ đôi tay thoăn thoắt
+ giọng kể ấm áp
Câu 3:
Bà tôi có dáng người nhỏ nhắn với mái tóc bạc phơ. Bà có tấm lòng bao dung, nhân hậu, luôn dành thời gian chăm sóc cho mọi người trong gia đình. Mỗi tối, bà đều kể những câu chuyện cổ tích cho chúng tôi nghe trước khi đi ngủ. Ở bên bà, tôi luôn có cảm giác an lành và được yêu thương.
VẬN DỤNG
Giữa bạt ngàn sắc xanh, đất rừng Tây Nguyên nay đã được đan cài thêm sắc hồng dịu của hoa anh đào. Từ xa trông lại, nó giống như mái tóc của một cô thiếu nữ tràn trề sức xuân, được tô điểm thêm bởi những bông hoa cài thật xinh xắn, dịu dàng biết bao.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút tiếng Việt 5 tập 2 Chân trời sáng tạo, soạn tiếng Việt 5 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 8, soạn tiếng Việt 5 tập 2 CTST trang 8
Bình luận