5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 22
5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 22. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 38. RỪNG XUÂN
PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Khởi động
Cùng bạn hỏi đáp về màu sắc của các sự vật trong tự nhiên.
ĐỌC: RỪNG XUÂN
Câu 1: Mỗi loại lá cây đóng góp gì cho “ngày hội của màu xanh”?
![](/sites/default/files/ck5/2024-07/31/image_6a559fde370.png)
Câu 2: Ngoài màu xanh, rừng xuân còn được miêu tả với những màu sắc nào?
Câu 3: Lá sưa và lá ngoã được so sánh với sự vật nào? Cách so sánh ấy có gì thú vị?
Câu 4: Vì sao nắng chiếu qua các tầng lá lại tạo nên bầu ánh sáng huyền ảo?
Câu 5: Nêu cảm nghĩ của em về rừng xuân được tả trong bài.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Khởi động
1. Bầu trời:
Hỏi: Bầu trời có màu gì vào buổi sáng sớm?
Đáp: Vào buổi sáng sớm, bầu trời thường có màu xanh nhạt hoặc hồng phấn, tùy vào ánh sáng mặt trời.
2. Nước biển:
Hỏi: Nước biển có màu gì khi nhìn từ xa?
Đáp: Nước biển thường có màu xanh dương hoặc xanh lá cây, phụ thuộc vào độ sâu.
ĐỌC: RỪNG XUÂN
Câu 1:
- Những lá cời non có một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng.
- Những lá sưa như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch.
- Những chiếc lá ngõa có màu ánh sáng xanh mờ mờ.
- Những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bao,... mang xanh sẫm đậm đặc.
Câu 2: “Giữa những đám lá sòi xanh, …..những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng.”
Câu 3:
- Lá sưa như "một thứ lụa xanh màu ngọc thạch":
=> Nêu bật màu xanh trong của lá sưa mà còn chỉ độ mềm mại, mịn màng như lụa và vẻ đẹp tinh khôi như ngọc thạch.
- Lá ngoã như "những chiếc quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ":
=> giúp ta liên tưởng đến một phương tiện để tạo ra bóng mát, sự thoải mái giữa rừng già rậm rạp.
Câu 4: Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua các tầng lá, lá cây với các màu sắc và độ trong suốt khác nhau sẽ phản xạ và khúc xạ ánh sáng
Câu 5: Sự ngạc nhiên và kinh ngạc trước vẻ đẹp tự nhiên đa sắc, nơi mà mỗi chi tiết nhỏ đều được tô điểm một cách tinh tế và đầy ý nghĩa.
PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Sử dụng dấu câu hoặc chọn kết từ phù hợp trong khung để ghép mỗi cặp câu đơn sau thành một câu ghép:
(hoặc, còn, và, nên, nhưng)
a. - Chị Mai nấu cơm, kho cá
- Tôi nhặt rau và quét nhà.
b. - Sáng nay, em đến trường
- Em sẽ đến thư viện để đọc sách
c. - Mùa xuân đang về
- Các loài hoa đua nhau khoe sắc trong vườn trường
d. - Luống này là hồng nhung đỏ thắm
- Luống kia là thược dược rực rỡ.
Câu 2: Thay trong mỗi trường hợp sau bằng một kết từ và vế câu phù hợp để tạo thành câu ghép:
- Đường vào bản rất xa
.
- Những cây xoan đã lấm tấm nụ
.
- Hội đua thuyền tổ chức vào thứ Bảy
.
- Tôi thích những món đồ chơi kết từ lá dừa
.
Câu 3: Viết 3 - 4 câu về một loài vật em thích, trong đó có ít nhất một câu ghép. Chỉ ra cách nối các vế câu đã sử dụng.
![](/sites/default/files/ck5/2024-07/31/image_84c2e054cc0.png)
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1:
a. Dùng dấu phẩy
b. Dùng từ nối hoặc
c. Dùng liên từ và
d. Dùng từ nối còn
Câu 2:
- nên ai nấy đều thấm mệt.
- và mỗi mầm non đều ẩn chứa sức sống diệu kỳ.
- nên em có thể đi xem hội cả ngày.
- nhưng tôi không biết cách nào để tạo ra chúng.
Câu 3:
Em rất thích mèo vì chúng là loài vật dễ thương và thông minh. Mỗi khi em buồn, chỉ cần nhìn thấy chú mèo của mình đùa nghịch, em lại cảm thấy hạnh phúc hơn. Mèo cũng rất tự lập. Chúng biết tự chăm sóc bản thân mà không cần quá nhiều sự giúp đỡ từ con người.
Cách nối: dùng dấu phẩy (",") và từ "vì" tạo thành một câu ghép
PHẦN 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN VIẾT
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Đọc các đoạn mở bài của mỗi đề bài sau:
a. Đề bài: Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em.
![](/sites/default/files/ck5/2024-07/31/image_96d76b78630.png)
b. Đề bài: Viết bài văn tả một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến.
![](/sites/default/files/ck5/2024-07/31/image_966029992f0.png)
Câu 2: Xếp các đoạn mở bài ở bài tập 1 vào hai nhóm:
![](/sites/default/files/ck5/2024-07/31/image_586fedaf390.png)
Câu 3: Viết đoạn mở bài cho bài văn tả một người thân trong gia đình em theo một trong hai cách:
![](/sites/default/files/ck5/2024-07/31/image_0516bc9e520.png)
VẬN DỤNG
Ghi lại 3 - 5 từ ngữ dùng để miêu tả lá cây trong bài đọc “Rừng xuân” mà em thích dựa vào gợi ý:
![](/sites/default/files/ck5/2024-07/31/image_7f78f7088e0.png)
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1:
Các đoạn mở bài:
Tả mẹ: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Có rất nhiều các bài thơ, câu hát nói về mẹ. Nếu như tình cha được ví ấm áp như vầng thái dương thì tình mẹ lại như biển Thái Bình dạt dào. Người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ em.
Tả cô giáo: Trong suốt những năm học tiểu học, em đã học rất nhiều thầy cô. Tuy bài giảng đến từ mỗi thầy, cô đều thật hay và ý nghĩa, nhưng em vẫn nhớ nhất là cô Hà- giáo viên chủ nhiệm lớp 5A.
Câu 2:
* Mở bài trực tiếp:
- Trong nhà, bà nội là người gần gũi với chị em tôi hơn cả.
- Năm học này, lớp 5A …..khiếu hài hước của thầy.
* Mở bài gián tiếp:
- Năm nay, cây ổi vườn nhà trổ hoa sớm….. ghi dấu ngày em chào đời.
- “Cô giáo em người xinh xinh,...” cho chúng em những ngày đầu tới lớp.
Câu 3:
a. Trong gia đình, mẹ là người em luôn thương yêu và dành nhiều tình cảm đặc biệt hơn cả.
b. Trong vũ trụ bao la này, mỗi chúng ta đều có một ngôi sao sáng, luôn soi đường và dẫn lối cho ta trong cuộc sống. Đối với em, ngôi sao ấy chính là mẹ - người phụ nữ vĩ đại nhất.
VẬN DỤNG
Từ ngữ miêu tả lá cây trong bài đọc: xanh rờn, chói cháng, tóe lên
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút tiếng Việt 5 tập 2 Chân trời sáng tạo, soạn tiếng Việt 5 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 22, soạn tiếng Việt 5 tập 2 CTST trang 22
Bình luận