5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 125

5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 125. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 28. CA DAO VỀ LỄ HỘI

PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI 

Khởi động                           

Chia sẻ với bạn về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng tham dự.

ĐỌC: CA DAO VỀ LỄ HỘI

Câu 1: Hai bài ca dao đầu tiên nói về những lễ hội nào? Mỗi lễ hội này gợi cho em nhớ về những vị vua nào?

Câu 2: Hội đua thuyền trong bài ca dao 3 được tổ chức ở đâu? Cuộc đua được mô tả có gì thú vị?

Câu 3: Lễ Nghinh Ông được miêu tả như thế nào? Lễ này thường được tổ chức ở những vùng miền nào của nước ta?

Câu 4: Hội đua bò được tổ chức ở đâu? Quan sát tranh, nói 1 - 2 câu về không khí ngày hội.

Câu 5: Những lễ hội được nói đến trong bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về đất nước, con người Việt Nam?

ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH - CHỦ ĐIỂM CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ

(a) Tìm đọc bài thơ, đồng dao, ca dao,...:

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.

c. Cùng bạn chia sẻ:

- Bài thơ, đồng dao, ca dao,... đã đọc.

- Nhật kí đọc sách.

- Từ ngữ dùng hay.

- Điều tâm đắc khi đọc bài thơ, đồng dao, ca dao,... và giải thích lí do.

- ?

d. Ghi lại một đoạn mà em thích trong bài thơ, đồng dao, ca dao,... được bạn chia sẻ. 

(e) Đọc một bài thơ, đồng dao, ca dao,... được bạn chia sẻ mà em thích.

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

Khởi động                           

Em đã từng tham dự lễ hội Trung Thu, nơi trẻ em rước đèn và phá cỗ dưới ánh trăng. Lễ hội này còn có nhiều hoạt động vui chơi, múa lân và các tiết mục văn nghệ đặc sắc.

ĐỌC: CA DAO VỀ LỄ HỘI

Câu 1

- Bài ca dao 1 nói về lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày 10/03 âm lịch hàng năm, gợi nhớ về các vị vua Hùng có công dựng nước và giữ nước.

- Bài ca dao 2 nói về lễ hội Trường Yên, gợi nhắc đến hai vị vua là vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.

Câu 2:

Hội đua thuyền trong bài ca dao 3 được tổ chức ở  5 làng thuộc huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa.

Cuộc đua được tổ chức chèo từ làng Phú tới làng Hồng. Dưới sông, các tay chèo miệng hò dô, tay chèo nhanh lẹ.

Câu 3: Lễ Nghinh Ông với khung cảnh vô cùng rộn ràng, sôi động với đèn hoa và tiếng pháp nổ vang trời.

Lễ Nghinh Ông thường  tổ chức ở các tỉnh vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam.

Câu 4: Hội đua bò được tổ chức ở vùng Bảy Núi. Không khí lễ hội diễn ra vô cùng sôi động, vui vẻ.

Câu 5: Lễ hội chính là thái độ thể hiện lòng biết ơn “uống nước nhớ nguồn” đối các vị tiền bối trong quá trình dựng nước và giữ nước. 

ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH - CHỦ ĐIỂM CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ

1. Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Câu 1: Tìm cặp kết từ trong mỗi câu sau:

a. Hễ trăng có quầng rõ nét thì trời sẽ không mưa.

b. Không những dê đen mưu trí mà nó còn rất dũng cảm.

c. Vì kiến nghe tin sư tử đau tai nên nó sốt sắng đến thăm.

d. Tuy mùa xuân chưa về nhưng trên những cành cây đã lắm tắm lộc non.

Câu 2: Chọn một cặp kết từ phù hợp thay cho hai trong mỗi câu sau:

Nhờ…. nên …..

Tuy …. nhưng …..

Giá mà …. thì ….

a.  nhà ở xa trường bạn Lan luôn đi học đúng giờ

b.  ngựa con nghe lời bố chú không phải bỏ cuộc chạy đua giữa chừng

c. các bác sĩ tận tình chăm sóc bạn ấy đã nhanh chóng bình phục

Câu 3: Có thể thay hai trong câu sau bằng những cặp kết từ nào? Khi sử dụng môi cặp kết từ đó, mối quan hệ về nghĩa giữa hai vế câu thay đổi như thế nào?

mưa nhiều vườn rau xanh tốt

Câu 4: Viết 2 - 3 câu giới thiệu về một lễ hội mà em biết, trong đó có câu sử dụng cặp kết từ.

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

Câu 1: 

a. Hễ … thì

b. Không những … mà còn

c. Vì … nên

d. Tuy … nhưng

Câu 2: 

a. Tuy ….nhưng….

b. Giá mà ngựa con nghe lời bố thì chú không phải bỏ cuộc chạy đua giữa chừng.

c. Nhờ các bác sĩ tận tình chăm sóc nên bạn ấy đã nhanh chóng bình phục.

Câu 3: 

Nếu … thì: điều kiện - kết quả

Nhờ … nên: nguyên nhân - kết quả

Câu 4: Hàng năm, cứ đến tháng 3 Âm lịch du khách thập phương lại cùng xuôi về vùng đất Phú Thọ để tham dự lễ hội Đền Hùng. Đây là dịp để nhân dân ta thể hiện truyền thống tốt đẹp ngàn đời, luôn khắc ghi công ơn của tổ tiên, ông cha ta.

PHẦN 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN VIẾT

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo.

Câu 3: Viết lại đoạn văn kể lại sự việc chính của câu chuyện cho hay hơn.

Gợi ý:

- Thêm vào chi tiết tả ngoại hình của nhân vật

- Thêm vào lời nói, ý nghĩ, hành động… phù hợp với sự việc

- Bày tỏ tình cảm, cảm xúc với nhân vật, sự việc.

- ?

VẬN DỤNG

Câu 1: Sưu tầm 1 - 2 bài ca dao về lễ hội.

Câu 2: Tìm hiểu thêm thông tin về lễ hội được nhắc đến trong bài ca dao.

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo.

Câu 3: 

Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.

Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi-ô -ni-dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:

- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!

Thần ban cho Mi - đát cái ước muốn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước…

Bữa ăn được người hầu dọn ra. Mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra và nói:

- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.

Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.

VẬN DỤNG

Câu 1: 

1. Tình cờ ta lại gặp ta

Vui bằng mở hội tháng ba đền Sòng

2. Ai ơi mồng chín tháng tư

Không đi hội Gióng cũng hư mất đời

Câu 2:  Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Các nghi lễ truyền thống trong lễ hội gồm có lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa, hoạt cảnh đánh giặc Ân…


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo, soạn tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 125, soạn tiếng Việt 5 tập 1 CTST trang 125

Bình luận

Giải bài tập những môn khác