Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời ôn tập Tuần 15: Cộng đồng gắn bó
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập Tuần 15: Cộng đồng gắn bó có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bài văn kể chuyện sáng tạo có đặc điểm gì?
- A. Tập trung vào việc miêu tả chi tiết ngoại hình của tất cả nhân vật xuất hiện trong câu chuyện.
- B. Kể lại một câu chuyện có thật một cách chính xác, không thêm bớt bất kỳ chi tiết nào.
C. Xây dựng cốt truyện độc đáo, phát triển nhân vật và tình huống mới dựa trên trí tưởng tượng của người viết.
- D. Chỉ sử dụng ngôi kể thứ nhất và tập trung vào việc kể lại những trải nghiệm cá nhân của người viết.
Câu 2: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, tác giả đến thăm bản vào mùa nào?
- A. Mùa hè.
- B. Mùa thu.
- C. Mùa đông.
D. Mùa xuân.
Câu 3: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, hoa gì nở vàng tươi trên những nương?
- A. Hoa cúc.
B. Hoa cải mèo.
- C. Hoa hướng dương.
- D. Hoa mai.
Câu 4: Trong bài đọc Ngày xuân trên Phố Cáo, người dân đang làm gì trên ruộng?
- A. Người dân cày lúa trên ruộng.
B. Người dân cày bừa xới đất.
- C. Người dân trồng rau.
- D. Người dân thu hoạch ngô.
Câu 5: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, những dãy sa mộc được so sánh với các gì?
A. Những dãy sa mộc xanh thẫm đang vươn dọc bầu trời như tường thành hiên ngang che chở cho bản làng xứ núi.
- B. Những dãy sa mộc xanh thẫm đang vươn dọc bầu trời như những vệ sĩ khổng lồ che chở cho bản làng xứ núi.
- C. Nhưng dãy sa mộc xanh thẫm đang vươn dọc bầu trời như những người lính khổng lồ che chở cho bản làng xứ núi.
- D. Những dãy sa mộc xanh thẫm đang vươn dọc bầu trời như một vị anh hùng đang che chở cho bản làng xứ núi.
Câu 6: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, tác giả đi trên loại đường nào để đến nơi có khói đốt?
- A. Đường nhiều sỏi đá.
- B. Đường bê tông.
C. Đường đất.
- D. Đường lát đá.
Câu 7: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào trong cấu trúc bài văn kể chuyện sáng tạo?
“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh giống như một chuyến tàu thời gian đưa chúng ta trở lại thời thơ ấu với biết bao kỉ niệm tươi đẹp.
A. Phần mở bài.
- B. Phần thân bài.
- C. Phần kết bài.
- D. Phần diễn biến câu chuyện.
Câu 8: Cặp kết từ nào thể hiện mối quan hệ nguyên nhân - kết quả?
- A. Tuy – nhưng.
B. Vì – nên.
- C. Không những - mà còn.
- D. Càng – càng.
Câu 9: Trong đoạn văn: "... cô ấy đã cố gắng hết sức, ... kết quả vẫn chưa như mong đợi. ... vậy, cô ấy vẫn không nản chí và tiếp tục phấn đấu." Bộ ba kết từ nào sẽ tạo ra sự liên kết logic nhất?
A. Mặc dù ... nhưng ... Tuy
- B. Bởi vì ... nên ... Vì thế
- C. Nếu ... thì ... Do đó
- D. Không những ... mà còn ... Hơn nữa
Câu 10: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, cái gì được miêu tả chất cao hơn cả bờ rào đá?
A. Đụn rơm.
- B. Củi.
- C. Lúa.
- D. Cỏ khô.
Câu 11: Để tạo không khí cho câu chuyện, nên:
- A. Sử dụng nhiều từ ngữ khoa học.
- B. Miêu tả chi tiết mọi vật dụng trong câu chuyện.
C. Sử dụng các yếu tố như thời tiết, âm thanh, ánh sáng.
- D. Tập trung vào diễn biến tâm lý nhân vật.
Câu 12: Xét câu sau: "... là một nhà khoa học tài năng, ... ông còn là một nhà giáo tâm huyết." Cặp kết từ nào khi điền vào sẽ tạo ra sự liên kết mạch lạc nhất cho câu, đồng thời thể hiện được sự bổ sung thông tin?
- A. Tuy ... nhưng.
- B. Vì ... nên.
C. Ngoài việc ... thì.
- D. Nếu ... thì.
Câu 13: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, tác giả muốn làm gì vào buổi chiều?
- A. Đi dạo.
- B. Nói chuyện với dân làng.
C. Ngồi bên hiên nhà vắng ngắm cảnh.
- D. Giúp dân làng làm việc.
Câu 14: Trong câu "Nếu trời mưa thì chúng ta sẽ ở nhà", cặp kết từ nào được sử dụng?
- A. Vì – nên.
B. Nếu – thì.
- C. Tuy – nhưng.
- D. Dù - vẫn.
Câu 15: Cặp kết từ nào thường được dùng để diễn đạt sự tương phản?
- A. Vì – nên.
- B. Hễ - thì.
C. Tuy – nhưng.
- D. Càng – càng.
Câu 16: Để tạo tính hấp dẫn cho bài văn kể chuyện, nên:
- A. Sử dụng nhiều tính từ miêu tả.
B. Tạo các tình huống bất ngờ và hợp lý.
- C. Kể chi tiết mọi hành động của nhân vật.
- D. Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ.
Câu 17: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu văn "Gió xuân mang khói trắng về trời"?
- A. So sánh.
B. Nhân hóa.
- C. Ẩn dụ.
- D. Điệp ngữ.
Câu 18: Trong câu "Không những anh ấy thông minh mà còn rất chăm chỉ", cặp kết từ nào được sử dụng?
- A. Tuy – nhưng.
- B. Vì – nên.
C. Không những - mà còn.
- D. Nếu – thì.
Câu 19: Cặp kết từ nào thể hiện mối quan hệ điều kiện - kết quả?
A. Hễ - thì.
- B. Tuy – nhưng.
- C. Càng – càng.
- D. Không những - mà còn.
Câu 20: Theo bài đọc “Ca dao về lễ hội”, nội dung của bài ca dao thứ nhất là gì?
- A. Vẻ đẹp của Phú Thọ.
B. Nhắc nhớ mọi người về lễ hội truyền thống của nước ta: Lễ Giỗ tổ Hùng Vương.
- C. Sự đông đúc của lễ hội.
- D. Thời tiết trong ngày lễ hội.
Câu 21: Làm thế nào để kể được một câu chuyện sáng tạo một cách chân thực?
- A. Chỉ sử dụng các sự kiện và nhân vật có thật trong lịch sử.
B. Tạo ra các tình huống và chi tiết hợp lý, phù hợp với bối cảnh và tính cách nhân vật.
- C. Thêm vào càng nhiều chi tiết kỳ lạ càng tốt để tăng tính hấp dẫn.
- D. Chỉ kể lại những gì mình đã trực tiếp trải qua.
Câu 22: Trong câu "Anh ấy làm việc chăm chỉ ... để hoàn thành dự án đúng hạn, ... để chứng minh năng lực của mình", cặp kết từ nào phù hợp nhất để điền vào chỗ trống?
- A. không những ... mà còn.
B. vừa ... vừa.
- C. chẳng những ... mà.
- D. một mặt ... mặt khác.
Câu 23: Theo bài đọc “Ca dao về lễ hội”, ở bài ca dao thứ ba, nước được miêu tả như thế nào?
A. Nước lên như cánh chim tung.
- B. Nước lên như mây trôi.
- C. Nước lên như sóng vỗ.
- D. Nước lên như gió thổi.
Câu 24: Cặp kết từ nào thể hiện sự lựa chọn?
A. Hoặc - hoặc.
- B. Vì – nên.
- C. Tuy – nhưng.
- D. Càng – càng.
Câu 25: Theo bài đọc “Ca dao về lễ hội”, "Dỗ huậy" trong câu ca dao “Dưới sông “dô huậy” tay trèo lanh lanh” nghĩa là gì?
- A. Tiếng hò reo của mọi người trên bờ.
- B. Tiếng trống.
C. Tiếng hò theo nhịp của đông người để khích lệ, tạo sức mạnh.
- D. Tiếng mái chèo.
Câu 26: Khi sáng tạo thêm cho câu chuyện, em cần lưu ý điều gì?
- A. Thêm càng nhiều chi tiết và nhân vật mới càng tốt để câu chuyện trở nên phong phú và dài hơn.
- B. Thay đổi hoàn toàn cốt truyện gốc để tạo ra một câu chuyện hoàn toàn mới, không liên quan đến câu chuyện ban đầu.
- C. Giữ nguyên mọi chi tiết của câu chuyện gốc và chỉ thêm vào những đoạn miêu tả phong cảnh dài.
D. Đảm bảo các yếu tố sáng tạo phù hợp với bối cảnh, tính cách nhân vật, và chủ đề của câu chuyện gốc, tạo sự mạch lạc và hợp lý.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Ca dao về lễ hội
Bình luận