Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 8: Ban mai

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 8: Ban mai sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong bài đọc, đám cây bạc hà được so sánh với

  • A. mấy con ngựa
  • B. một hòn đảo 
  • C. cỏ linh lăng
  • D. đám cúc

Câu 2: Nhân vật tôi chạy đến nơi nào để ngắm cảnh ban mai?

  • A. Chạy ra chuồng ngựa
  • B. Chạy ra trước cổng nhà
  • C. Chạy ra đầu làng
  • D. Chạy ra bờ sông

Câu 3: Nhân vật tôi ao ước có màu vẽ trong tay để làm gì?

  • A. Để vẽ lại khung cảnh thiên nhiên lúc ban mai
  • B. Để vẽ lại cảnh thiên nhiên lúc ban mai vừa nhìn thấy
  • C. Để vẽ lại bức tranh quê hương
  • D. Để vẽ lại cánh đồng hoa

Câu 4: Chi tiết "trên đầu tôi chim én thi nhau lao vun vút" giúp em biết thêm điều gì về cảnh quê hương mà tác giả đang miêu tả?

  • A. Mảnh đất trong bài đọc đang bước vào mùa xuân
  • B. Mảnh đất trong bài đọc suốt bốn mùa đều ấm áp như mùa xuân
  • C. Mảnh đất trong bài đọc có thiên nhiên tươi đẹp, tràn ngập sức sống
  • D. Mảnh đất trong bài đọc là nơi cư ngụ cùa rất nhiều loài chim én

Câu 5: Cách hiểu nào sau đây phù hợp với nhan đề bài đọc?

  • A. buổi sáng, lúc sáng sớm
  • B. lúc mặt trời mới lặn, ánh sáng yếu ớt và mờ dần
  • C. khoảng thời gian về chiều, lúc mặt trời xế bóng
  • D. lúc trời tang tảng sáng, trước khi mặt trời mọc

Câu 6: Tìm các chi tiết miêu tả đặc điểm lối đi qua kênh.

  • A. Đám cây bạc hà thơm thơm mọc cao ngang tầm thắt lưng, nom như một hòn đảo nhỏ màu tím nhạt
  • B. Mặt đất nát nhừ vì xe cộ qua lại nhiều, nước rỉ qua những vệt bánh xe
  • C. Mặt trời vươn mình nhô lên sau dãy núi, cây hướng dương mọc hoang trên bờ kênh vươn về phía mặt trời
  • D. Mặt trời ướt đẫm lành lạnh quất tanh tách vào đôi chân trần, đâm đau nhói vào hai bàn chân nứt nẻ

Câu 7: Từ ngữ in đậm trong câu văn sau chỉ bộ phận nào của cây hướng dương?

Nó thè ra những chiếc lưỡi vàng, đón lấy những tia nắng ban mai, cho bầy quả nang chặt cứng hạt uống no ánh sáng.

  • A. cánh hoa
  • B. nhị hoa
  • C. hạt giống
  • D. lá cây

Câu 8: Những cây hướng dương trong bài đọc đã được tác giả nhân hóa bằng cách nào?

  • A. Gọi cây hướng dương bằng từ ngữ chỉ người
  • B. Trò chuyện với cây hướng dương như trò chuyện với con người
  • C. Miêu tả cây hướng dương bằng từ ngữ chỉ hoạt động của con người
  • D. Miêu tả cây hướng dương bằng từ ngữ chỉ cảm xúc của con người

Câu 9: Tìm từ ngữ miêu tả cảm xúc của nhân vật tôi khi chạy ra bờ sông.

  • A. ướt đẫm
  • B. đau nhói
  • C. nứt nẻ
  • D. thích thú

Câu 10: Tìm từ ngữ, hình ảnh chỉ hoạt động của nhân vật tôi trong đoạn văn đầu.

  • A. vừa chạy vừa quan sát mọi diễn biến xung quanh
  • B. quất tanh tách vào đôi chân trần
  • C. chạy ra bờ sông
  • D. đâm đau nhói vào hai bàn chân nứt nẻ

Câu 11: Loại cây nào không được nhắc đến trong đoạn văn?

  • A. Hướng dương
  • B. Cúc thỉ
  • C. Bạc hà
  • D. Phong lan

Câu 12: Hình ảnh "cây hướng dương mọc hoang trên bờ kênh vươn về phía mặt trời" thể hiện điều gì?

  • A. Sự cô đơn của cây hướng dương
  • B. Khát khao vươn lên của sự sống
  • C. Sự hoang dã của thiên nhiên
  • D. Vẻ đẹp của cảnh bình minh

Câu 13: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu "Nó thè ra những chiếc lưỡi vàng, đón lấy những tia nắng ban mai"?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Điệp ngữ

Câu 14: Qua đoạn văn, tác giả muốn truyền tải thông điệp gì?

  • A. Vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương
  • B. Sự khó khăn trong cuộc sống nông thôn
  • C. Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường
  • D. Sự cần thiết của nghệ thuật hội họa

Câu 15: Tại sao tác giả cảm thấy đau nhói ở bàn chân?

  • A. Vì bị đá sắc cứa vào chân
  • B. Vì cỏ ướt quất vào chân nứt nẻ
  • C. Vì đi quá xa và mỏi chân
  • D. Vì bị côn trùng cắn

Câu 16: Hình ảnh "đám cúc thỉ xa đầu trắng hau háu xúm xít vây lấy nó" thể hiện điều gì?

  • A. Sự ganh đua trong tự nhiên
  • B. Vẻ đẹp của hoa cúc
  • C. Sự yếu ớt của cây hướng dương
  • D. Màu sắc tương phản trong thiên nhiên

Câu 17: Đoạn văn thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa con người và thiên nhiên?

  • A. Con người chinh phục thiên nhiên
  • B. Thiên nhiên đe dọa con người
  • C. Con người hòa hợp và yêu mến thiên nhiên
  • D. Con người và thiên nhiên đối lập nhau

Câu 18: Ý nghĩa của hình ảnh "nước rỉ qua những vệt bánh xe" là gì?

  • A. Thể hiện sự ô nhiễm môi trường
  • B. Miêu tả độ ẩm của đất
  • C. Chỉ ra sự xuống cấp của con đường
  • D. Thể hiện sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên

Câu 19: Việc tác giả liệt kê nhiều chi tiết về cảnh vật xung quanh có tác dụng gì?

  • A. Làm chậm nhịp độ câu chuyện
  • B. Tạo không gian đa chiều, sinh động
  • C. Thể hiện sự rối rắm trong suy nghĩ của nhân vật
  • D. Chứng tỏ kiến thức phong phú về thực vật

Câu 20: Tâm trạng chung của nhân vật "tôi" trong toàn đoạn văn là gì?

  • A. Hưng phấn và yêu đời
  • B. Trầm tư và hoài niệm
  • C. Lo lắng và bất an
  • D. Mệt mỏi và chán nản

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác