Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Đại từ xưng hô

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 3: Đại từ xưng hô sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đại từ xưng hô là:

  • A. Từ chỉ tên riêng
  • B. Từ chỉ sự vật
  • C. Từ được dùng để tự chỉ mình hoặc chỉ người khác khi giao tiếp
  • D. Từ chỉ hoạt động

Câu 2: Từ nào sau đây không phải là đại từ xưng hô?

  • A. Chúng tôi
  • B. Mày
  • C. Nó
  • D. Này

Câu 3: Trong giao tiếp, ngoài đại từ xưng hô, ta còn dùng:

  • A. Tính từ để xưng hô
  • B. Động từ để xưng hô
  • C. Danh từ để xưng hô
  • D. Trạng từ để xưng hô

Câu 4: Từ nào sau đây là danh từ được dùng để xưng hô?

  • A. Họ
  • B. Chúng nó
  • C. Bác
  • D. Tôi

Câu 5: Tại sao cần chọn từ xưng hô lịch sự khi giao tiếp?

  • A. Để thể hiện sự giàu có
  • B. Để thể hiện đúng mối quan hệ giữa người nói và người nghe
  • C. Để khoe khoang kiến thức
  • D. Để gây ấn tượng với người khác

Câu 6: Trong câu "Em chào cô ạ!", từ nào là đại từ xưng hô?

  • A. Chào
  • B. Em
  • C. Cô
  • D. Cả B và C

Câu 7: Trong câu "Chúng tôi rất vui được gặp các bạn", "chúng tôi" là đại từ xưng hô chỉ:

  • A. Ngôi thứ nhất số ít
  • B. Ngôi thứ nhất số nhiều
  • C. Ngôi thứ hai số ít
  • D. Ngôi thứ hai số nhiều

Câu 8: Tìm đại từ trong câu thơ sau?

Ta về mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

  • A. Ta.
  • B. Mình.
  • C. Ta – Mình.
  • D. Người.

Câu 9: Xác định đại từ và tác dụng trong những câu thơ sau:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

(Trích “Mẹ và quả” - Nguyễn Khoa Điềm)

  • A. Lũ chúng tôi – dùng để xưng hô.
  • B. Chúng – dùng để xưng hô.
  • C. Mẹ tôi – dùng để xưng hô.
  • D. Nhưng bí và bầu – dùng để xưng hô.

Câu 10: Trong đoạn hội thoại sau, thay thế cho Bắc là những đại từ nào?

Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc:

- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn tiếng Anh. (câu 1)

- Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm? – Bắc nói (câu 2)

- Tớ cũng thế. (câu 3)

  • A. Bạn (câu 1), tớ (câu 2)
  • B. Tớ (câu 3), bạn (câu 2)
  • C. Thế (câu 3)
  • D. Cả B và C

Câu 11: Tìm đại từ xưng hô trong câu sau?

Cắt kiệt sức rồi, quay tròn xuống đồng xóc như cái diều đứt dây. Chúng tôi ùa chạy ra, con cắt còn ngấp ngoái.

  • A. Còn.
  • B. Tôi.
  • C. Chúng tôi.
  • D. Cái.

Câu 12: Đọc câu chuyện sau và xét xem trong các nhận định sau nhận định nào không đúng?

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai:

 - Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy à!

Rùa đáp:

 - Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn!

Thỏ ngạc nhiên:

 - Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó.

  • A. Thỏ xưng là ta, gọi rùa là cậu
  • B. Cách xưng hô của rùa cho thấy rùa rất tự trọng và giữ thái độ lịch sự với thỏ.
  • C. Rùa xưng là tôi, gọi thỏ bằng anh.
  • D. Cách xưng hô của thỏ cho thấy thỏ rất kiêu căng và coi thường rùa.

Câu 13: Đâu không phải là đại từ dùng để xưng hô?

  • A. Lũ chúng tôi.
  • B. Bao nhiêu.
  • C. Tôi.
  • D. Chúng nó.

Câu 14: Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ”?

  • A. Chúng tôi
  • B. Chúng tôi, ai
  • C. Cũng
  • D. Mùa hè

Câu 15: Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?

  • A. Tôi, nó
  • B. Nó, Mèo
  • C. Tôi
  • D. Tôi, Kiều Phương

Câu 16: Đại từ in đậm trong câu dưới đây dùng để làm gì?

Rồi chúng tôi như bị lạc vào một thế giới ve sầu và cò, vạc…

  • A. Được dùng để thay thế.
  • B. Được dùng để trỏ số lượng.
  • C. Được dùng để xưng hô.
  • D. Được dùng để hỏi.

Câu 17: Tìm các đại từ trong đoạn hội thoại sau:

Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc:

- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn tiếng Anh. (câu 1)

- Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm? – Bắc nói (câu 2)

- Tớ cũng thế. (câu 3)

  • A. tớ, cậu, bạn
  • B. tớ, cậu
  • C. Bạn, tớ, cậu, thế
  • D. Bắc, tớ, cậu, bạn, Nam

Câu 18: Trong bài ca dao sau có những đại từ xưng hô nào?

Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

- Không không, tôi đứng trên bờ,

Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.

Chẳng tin, ông đến mà coi,

Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia

  • A. Mẹ, ông, nó
  • B. Mày, ông, tôi, nó
  • C. Mẹ, tôi
  • D. Mày, mẹ, ông

Câu 19: Các từ tôi, tớ, mình, tao,…. Dùng để chỉ đối tượng nào?

  • A. Người nói
  • B. Người nghe
  • C. Người được nhắc đến
  • D. Người chứng kiến

Câu 20: Đâu là cặp đại từ xưng hô thể hiện mối quan hệ gia đình?

  • A. Cô - trò
  • B. Bố - con
  • C. Thầy - trò
  • D. Sếp – nhân viên

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác