Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Mùa vừng
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 4: Mùa vừng sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản Mùa vừng.
A. Kể về kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với mùa thu hoạch vừng của nhân vật tôi
- B. Kể về những kỉ niệm tuổi thơ bên mẹ của nhân vật tôi lúc còn nhỏ
- C. Kể về mùa thu hoạch vừng ở quê hương nhân vật tôi
- D. Kể về quá trình sản xuất dầu vừng ở quê hương nhân avatj tôi
Câu 2: Từ "rạng ngời" được sử dụng để miêu tả sự vật gì?
A. Nụ cười của những chú bé có chỏm tóc trái đào
- B. Chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đi giữa cánh đồng vừng
- C. Các bà, các mẹ đang cần mẫn gặt vừng
- D. Những chú bé chăn trâu
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:
Mùa thu dịu dàng dắt kí ức của tôi quay về với nỗi nhớ đồng quê – nhớ những cánh đồng nhuộm vàng màu vừng chín.
A. Biện pháp tu từ nhân hóa
- B. Không sử dụng bBiện pháp tu từ
- C. Biện pháp tu từ so sánh
- D. Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa
Câu 4: Bức tranh ngày mùa nhờ điều gì mà trở nên ấn tượng?
- A. Nhờ âm thanh tíu tít chở nắng về của đàn chim sẻ
- B. Nhờ sắc màu vàng tươi, lấp lánh của vừng
C. Nhờ hình ảnh các bà, các mẹ cần mẫn gặt vừng, khiến chiếc nón trắng nhấp nhô theo từng đợt sóng vùng gợn nhẹ
- D. Nhờ các bà các mẹ với sự cần mẫn, chăm chỉ, làm việc hăng say trên cánh đồng
Câu 5: Tra từ điển và giải nghĩa từ ngữ in đậm trong câu văn sau:
"...những chiếc xe bò chất đầy những bó vừng vàng tươi đang túc tắc về làng."
- A. không bối rối, mà làm chủ được tình cảm, hành động của mình
- B. chậm rãi, từ tốn, không tỏ ra vội vàng, gấp gáp
C. thong thả, không nhanh, không nhiều, nhưng đều đặn
- D. có tốc độ, nhịp độ dưới mức bình thường
Câu 6: Những ai tham gia thu hoạch vừng trên cánh đồng?
- A. Người nông dân
- B. Các ông, các bà
- C. Các cô chú nông dân
D. Các bà, các mẹ
Câu 7: Tìm các từ ngữ được dùng để miêu tả đặc điểm của cánh đồng vừng lúc sáng sớm.
- A. nâu sờn
- B. gợn nhẹ
- C. hăng hăng, nồng nàn
D. tươi vàng, lấp lánh
Câu 8: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:
Khi đàn sẻ nâu tíu tít chở nắng về, ấy là lúc vừng đến mùa thu hoạch.
- A. Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa
B. Biện pháp tu từ nhân hóa
- C. Không sử dụng biện pháp tu từ
- D. Biện pháp tu từ so sánh
Câu 9: Những cánh đồng vừng chín có màu sắc như thế nào?
- A. Màu nâu
B. Màu vàng
- C. Màu bạc
- D. Màu xanh
Câu 10: Mùa vừng diễn ra vào thời điểm nào trong năm?
A. Mùa vừng diễn ra vào mùa thu
- B. Mùa vừng diễn ra vào mùa đông
- C. Mùa vừng diễn ra vào mùa xuân
- D. Mùa vừng diễn ra vào mùa hạ
Câu 11: Những chiếc xe nào chở vừng về làng?
- A. Xe máy
- B. Xe đạp
C. Xe bò
- D. Xe công nông
Câu 12: Màu áo của những người gặt vừng là gì?
A. Áo bà ba nâu sờn
- B. Áo bà ba trắng
- C. Áo bà ba xanh
- D. Áo bà ba đen
Câu 13: Loài chim nào được nhắc đến trong bài văn?
A. Chim sẻ
- B. Chim cu
- C. Chim sáo
- D. Chim én
Câu 14: Tác giả so sánh cánh đồng vừng với gì?
- A. Tấm thảm vàng
B. Tấm giấy kim tuyến lớn
- C. Biển vàng
- D. Tấm vải lụa
Câu 15: Điều gì tạo điểm nhấn cho bức tranh ngày mùa?
A. Màu áo bà ba nâu và nón trắng
- B. Màu vàng của vừng
- C. Tiếng chim hót
- D. Ánh nắng ban mai
Câu 16: Con đường nhỏ quanh co vắt ngang cánh đồng được ví như gì?
A. Dải lụa đỏ
- B. Dải lụa vàng
- C. Dải lụa xanh
- D. Dải lụa trắng
Câu 17: Bầy chim non đang làm gì sau khi xe bò chở vừng đi qua?
- A. Bay theo xe bò
- B. Hót líu lo
C. Nhặt nhạnh những hạt vừng còn sót lại
- D. Đuổi theo trâu
Câu 18: Vì sao tác giả lại muốn trở thành chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu?
- A. Để được chơi đùa
- B. Để được ngắm cảnh đẹp
C. Để được hồi tưởng lại kí ức tuổi thơ
- D. Để được giúp đỡ mọi người gặt vừng
Câu 19: Câu "Mùi dầu vừng mới gặt xong theo gió thoảng toả ra hăng hăng, nồng nã" cho thấy điều gì?
- A. Mùi vừng khó chịu
- B. Mùi vừng thơm ngát
C. Mùi vừng đặc trưng và quyến rũ
- D. Mùi vừng nhẹ nhàng
Câu 20: Tại sao tác giả lại nhắc đến "đàn sẻ nâu tíu tít chở nắng về"?
- A. Để tạo không khí vui tươi
B. Để báo hiệu thời điểm thu hoạch vừng
- C. Để miêu tả âm thanh của cánh đồng
- D. Để thể hiện sự bận rộn của loài chim
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Mùa vừng
Bình luận