Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Mùa vừng
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Mùa vừng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
TUẦN 11 – BÀI 4. MÙA VỪNG
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Trao đổi được với bạn về điều em hiểu qua câu tục ngữ; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Bức kí hoạ về người mẹ gợi cho tác giả nhớ đến đồng quê, nhớ những kỉ niệm tuổi thơ và những cánh đồng nhuộm vàng màu vừng chín. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Những năm tháng tuổi thơ nơi quê nhà là kỉ niệm đẹp đẽ, êm đềm, theo mỗi người đến suốt cuộc đời.
- Luyện tập sử dụng đại từ.
- Viết được đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo.
- Thi hát, kể chuyện, đọc được thơ văn,… về cảnh đẹp ở đồng quê.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. BÀI ĐỌC: MÙA VỪNG
Bài đọc “Mùa vừng” đã khắc họa mùa thu và bức ảnh kí họa về mẹ. Những hình ảnh đó đã đưa tác giả trở lại một tuổi thơ êm đềm với những âm thanh, hình ảnh, màu sắc, mùi hương quen thuộc, khiến cho tác giả có ước muốn được trở lại thời gian đó, khi vẫn còn là một chú bé vắt vẻo trên lưng trâu.
2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ
1.
a.
1. Đại từ nghi vấn: gì, bao giờ, sao.
2. Đại từ thay thế: đây, vậy, đó.
b.
- “Đây” thay thế cho “con vật”
- “Vậy” thay thế cho “là một con kỳ đà”
- “Đó” thay thế cho “bé cây của con”
2.
- Sao: Đại từ nghi vấn
- Bạn: Đại từ xưng hô
- Tôi: Đại từ xưng hô
- Chúng: Đại từ thay thế cho “lũ sâu”
3.
- Bạn thích môn học nào nhất?
- Sở thích của bạn là gì?
- Bạn có dự định gì cho cuối tuần này không?
- Bạn có thể giúp tôi bài tập này được không?
4.
Trong truyện "Dế Mèn và Kiến con", em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Dế Mèn. Ban đầu, Dế Mèn là một chú dế kiêu căng, ngạo mạn, coi thường mọi người xung quanh, đặc biệt là Kiến con. Tuy nhiên, sau khi trải qua bài học nhớ đời về sự kiên trì, chăm chỉ của Kiến con và sự tàn nhẫn của Bọ Ngựa, nó đã hoàn toàn thay đổi, hối hận về những gì mình đã làm và quyết tâm sửa đổi bản thân. Dế Mèn đã học được bài học quý giá về lòng khiêm tốn, biết ơn và sự đoàn kết.
3. VIẾT ĐOẠN VĂN CHO BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
Gợi ý:
- Câu mở đầu: Giới thiệu sự việc.
- Các câu tiếp theo: Kể lại sự việc đã chọn với những chi tiết sáng tạo.
+ Sự việc 1: Trời họp cây cối lại để đặt cho mỗi loài một cái tên.
+ Sự việc 2: Trời đặt tên cho các loài cây.
+ Sự việc 3: Trời đặt tên cho nhành cây nhỏ.
+ Sự việc 4: Niềm vui của nhành cây nhỏ sau khi được đặt tên.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CTST bài 4: Mùa vừng, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Mùa vừng, Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Mùa vừng
Bình luận