Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Tết nhớ thương
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 1: Tết nhớ thương sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong bài đọc, mùi gì thoảng trong gió khi Tết đến?
- A. Mùi hoa đào
B. Mùi lá rừng và mùi đất
- C. Mùi nước suối
- D. Mùi bánh chưng
Câu 2: Lũ trẻ để dành gì từ Tết Trung thu để đốt vào đêm giao thừa?
- A. Pháo giấy
B. Hạt bưởi
- C. Que diêm
- D. Lá khô
Câu 3: Vì sao chị Na nói "Mẹ bảo mùng một mới được đi" về đôi dép mới?
A. Vì muốn giữ gìn đôi dép mới cho ngày đầu năm
- B. Vì sợ làm bẩn đôi dép
- C. Vì chưa đến ngày Tết
- D. Vì mẹ không cho phép
Câu 4: Điều gì khiến lũ trẻ cảm thấy rộn ràng thực sự khi Tết đến?
- A. Khi được lì xì
B. Khi nồi bánh chưng sôi và cành đào được châm gốc
- C. Khi được mặc quần áo mới
- D. Khi được nghỉ học
Câu 5: Việc lũ trẻ để dành hạt bưởi từ Tết Trung thu cho thấy điều gì?
- A. Sự lãng phí
B. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và mong đợi Tết
- C. Thói quen xấu
- D. Sự tiết kiệm quá mức
Câu 6: Bài văn cho thấy điều gì về không khí Tết ở làng quê Việt Nam?
- A. Buồn tẻ và đơn điệu
- B. Náo nhiệt và hiện đại
C. Ấm áp, gần gũi và đậm đà bản sắc dân tộc
- D. Lạnh lẽo và cô đơn
Câu 7: Nếu bạn được yêu cầu đặt một tiêu đề khác cho bài văn này, bạn sẽ chọn tiêu đề nào?
- A. "Hương vị Tết quê hương"
B. "Kỷ niệm Tết thời thơ ấu"
- C. "Tết sum vầy"
- D. "Tết miền núi"
Câu 8: Món ăn đặc trưng ngày Tết ở làng là gì?
- A. Bánh chưng
B. Chả sam
- C. Bánh tét
- D. Giò lụa
Câu 9: Tại sao tác giả hít một hơi thật sâu vào sáng mùng một Tết?
- A. Vì thiếu không khí
B. Để cảm nhận không khí trong lành đầu năm mới
- C. Vì mệt mỏi sau đêm giao thừa
- D. Để tập thể dục
Câu 10: Theo bạn, thông điệp chính mà tác giả muốn truyền tải qua bài văn này là gì?
- A. Tết là dịp để ăn uống, vui chơi
- B. Tết là thời gian để trân trọng những giá trị truyền thống
- C. Tết chỉ dành cho trẻ em
- D. Tết ở nông thôn vui hơn ở thành phố
Câu 11: Chi tiết "Mẹ bảo năm mới rửa mặt cho sáng láng, thông minh." thể hiện điều gì về mẹ của nhân vật tôi?
A. Người mẹ luôn hi vọng những điều tốt đẹp nhất cho con
- B. Người mẹ rất mê tín
- C. Người mẹ rất thích rửa mặt bằng nước giếng
- D. Người mẹ muốn con rửa mặt sạch sẽ
Câu 12: Sắp xếp các hoạt động sau theo trình tự thời gian.
(1) Rửa lá dong bên bờ suối.
(2) Gói bánh chưng và luộc bánh chưng trên bếp.
(3) Lén đi thử đôi dép mới rồi cất lên lại.
(4) Ăn chả sam vào ngày Tết.
- A. (1) – (3) – (2) – (4)
B. (1) – (2) – (3) – (4)
- C. (1) – (2) – (4) – (3)
- D. (3) – (4) – (1) – (2)
Câu 13: Câu văn sau thuộc kiểu câu nào?
Tết đã đến rồi!
- A. Câu hỏi
- B. Câu khiến
- C. Câu kể
D. Câu cảm
Câu 14: Chi tiết "Những điều mới mẻ, đẹp đẽ nhất phải để dành cho ngày đầu năm." đã nhắc đến quan niệm nào của người Việt xưa về ngày Tết?
- A. Ngày Tết là ngày đánh dấu một năm mới chính thức bắt đầu, vì vậy cần phải mặc đồ mới để đón chào điều may mắn
B. Ngày Tết là ngày lễ quan trọng, ý nghĩa, vì vậy mọi người thường dành những thứ tốt đẹp nhất mà mình có để sử dụng vào ngày đầu tiên của một năm
- C. Ngày Tết là ngày lễ quan trọng nên cần được chuẩn bị tươm tất và chu đáo
- D. Ngày Tết là ngày đầu tiên của một năm, vì vậy không được sử dụng đồ cũ từ năm trước
Câu 15: Hành động "Sau khi đi thử, chúng tôi cầm dép lên và lấy tay phủi cho thật sạch." cho thấy điều gì về các bạn nhỏ trong câu chuyện?
A. Các bạn nhỏ rất quý trọng và nâng niu những chiếc dép mới
- B. Các bạn nhỏ sợ bị mẹ phát hiện lén đi thử dép
- C. Các bạn nhỏ bình thường không được đi dép, chỉ có Tết mới được đi
- D. Các bạn nhỏ không vâng lời mẹ, lén đi thử dép trước Tết
Câu 16: Từ ngữ nào có thể thay thế cho từ in đậm trong câu văn sau:
Khi nồi bánh chưng sôi lùng bùng trên bếp và cành đào chuẩn bị được châm gốc vào đống lửa, lúc ấy lũ trẻ mới cảm thấy rộn ràng thực sự.
- A. cắt
- B. đốt
- C. cạo
- D. thui
Câu 17: Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ "vốc" trong câu văn"
Lũ trẻ vây quanh, vọc bàn tay vào rồi vốc một nắm đưa lên hít hà mùi nếp thơm lừng.
- A. Bao kín và gọn trong một tấm mỏng như giấy, vải, lá...
- B. Co các ngón tay vào lòng bàn tay và giữ chặt lại cho thành một khối
C. Lấy vật rời vụn hoặc chất lỏng lên bằng cách khum ngửa lòng hai bàn tay và ghép sát lại
- D. Mang, chuyển (thường là vật nặng hoặc cồng kềnh) bằng cách đặt lên vai
Câu 18: Hành động "đem lá dong ra suối rửa" của hai mẹ con nhân vật tôi cho thấy họ đang chuẩn bị cho hoạt động gì?
- A. Muối hành, kiệu đón năm mới
- B. Dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón năm mới
C. Gói bánh chưng đón năm mới
- D. Gói quà tặng cho người thân nhân dịp năm mới
Câu 19: Ở đoạn văn đầu tiên (từ "Tết đã đến" đến "lùa vào mũi"), tác giả đã nhắc đến những mùi hương gì?
A. mùi lá rừng, mùi đất, mùi thơm của lá dong
- B. mùi lá rừng, mùi đất, mùi của hoa đào, mùi thơm của lá dong
- C. mùi lá rừng, mùi đất, mùi nước suối, mùi thơm của lá dong
- D. mùi lá rừng, mùi đất, mùi thơm của hoa đào
Câu 20: Bài đọc kể về ngày lễ nào của nước ta?
- A. Tết Thiếu nhi
- B. Tết Độc lập
C. Tết Nguyên Đán
- D. Tết Trung thu
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Tết nhớ thương
Bình luận