Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là từ đồng nghĩa với từ non sông?

  • A. Núi rừng.
  • B. Sông hồ.
  • C. Tổ quốc.
  • D. Làng xóm.

Câu 2: Từ nào có thể thay thế cho từ “chết” trong câu “Xe của tôi bị chết máy”

  • A. Hỏng
  • B. Qua đời
  • C. Tiêu đời
  • D. Mất

Câu 3: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ dưới đây? Những từ đồng nghĩa ấy chỉ ai?

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.

  • A. Từ đồng nghĩa Bác, Người để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • B. Từ đồng nghĩa Bác, Ông Cụ để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • C. Từ đồng nghĩa Ông Cụ, Người để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • D. Từ đồng nghĩa Bác, Người, Ông Cụ để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 4: Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho các từ in đậm trong câu sau?

“Học sinh phải có nghĩa vụ học tập.”

  • A. Tinh thần
  • B. Khả năng
  • C. Tác phong
  • D. Nhiệm vụ

Câu 5: Đâu là từ đồng nghĩa có thể thay thế cho từ in đậm trong câu sau?

Những cánh hoa bé xíu cố gắng vươn lên khỏi đám cỏ để đón ánh nắng mặt trời.

  • A. Xinh xắn.
  • B. Nhỏ bé.
  • C. Tươi tắn.
  • D. Rực rỡ.

Câu 6: Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu sau:" Trông nó làm thật chướng mắt."?

  • A. khó chịu
  • B. khó coi
  • C. khó khăn
  • D. dễ nhìn

Câu 7: Đoạn văn dưới đây có lỗi lặp từ. Em hãy chỉ ra lỗi lặp từ đó và thay thế bằng từ đồng nghĩa thích hợp.

Chúng tôi theo chân những người dẫn đường. Trên đầu là bầu trời xanh bát ngát,  không một gợn mây. Bên trái là những cánh đồng lúa bát ngát trải dài về phía biển.

  • A. Lặp từ bát ngát, thay thế bằng từ xa xa.
  • B. Lặp từ bát ngát, thay thế bằng từ thẳng tắp.
  • C. Lặp từ bát ngát, thay thế bằng từ xa xôi.
  • D. Lặp từ bát ngát, thay thế bằng từ mênh mông.

Câu 8: Yếu tố “tiền” không cùng nghĩa với các yếu tố còn lại?

  • A. Tiền xuyên
  • B. Tiền bạc
  • C. Cửa tiền
  • D. Mặt tiền

Câu 9: Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ "thương mến"?

  • A. Gần gũi.
  • B. Kính trọng.
  • C. Yêu quý.
  • D. Nhớ nhung.

Câu 10: Nhóm các từ nào là từ đồng nghĩa chỉ hoạt động nhận thức của trí tuệ ?

  • A. Xét đoán, xét nghiệm, phán xét
  • B. Đoán định, tiên đoán, độc đoán
  • C. Thông minh, lanh lợi, giỏi giang
  • D. Nghĩ ngợi, suy nghĩ, nghiền ngẫm

Câu 11: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại:

  • A. Non sông
  • B. Non nước
  • C. Giang sơn
  • D. Tổ tiên

Câu 12: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ chăm chỉ?

  • A. Cẩn thận
  • B. Siêng năng
  • C. Chịu khó
  • D. Cần cù

Câu 13: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ "tò mò"?

  • A. Thờ ơ
  • B. Hiếu kỳ
  • C. Lạnh lùng
  • D. Bất cần

Câu 14: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ dưới đây?

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

  • A. Bà – cháu.
  • B. Dạy – bảo – dặn.
  • C. Nghe – làm – học.
  • D. Dạy – học – làm – nghe.

Câu 15: Dòng nào thể hiện đúng cách sử dụng từ đồng nghĩa?

  • A. Chỉ có thể thay từ Hán Việt đồng nghĩa cho từ thuần Việt.
  • B. Chỉ có thể thay từ thuần Việt đồng nghĩa cho từ Hán Việt.
  • C. Có thể thay bất cứ từ đồng nghĩa nào cho nhau.
  • D. Cân nhắc để chọn từ đồng nghĩa thể hiện đúng nghĩa và sắc thái biểu cảm.

Câu 16: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?

Đất nước ta thật thanh bình. Cuộc sống của người dân trên mọi miền Tổ quốc thật yên vui.

  • A. Thanh bình – yên vui.
  • B. Đất nước – cuộc sống.
  • C. Người dân – Tổ quốc.
  • D. Đất nước – Tổ quốc

Câu 17: Nghĩa: xếp đặt, tính toán kĩ lưỡng để làm một việc xấu phù hợp với từ nào sau đây?

  • A. mưu kế.
  • B. mưu mẹo.
  • C. mưu chước.
  • D. mưu mô.

Câu 18: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ dưới đây?

Nhưng bụng vẫn bồn chồn

Lòng anh cứ bề bộn

Bác ngủ không an lòng

Càng thương càng nóng ruột.

  • A. Bồn chồn – bề bộn.
  • B. Bụng – lòng.
  • C. Bụng – lòng – ruột.
  • D. Bồn chồn – không an lòng.

Câu 19: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?

Chúng tôi kể cho nhau nghe về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ là má. Bạn Hoà ở Hà Nam gọi mẹ bằng u. Bạn Thanh ở Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ bằng mạ.

  • A. Má – mẹ. 
  • B. Má – mẹ – u – bầm – mạ.
  • C. U – bầm – mạ.
  • D. Mẹ - bầm – u – mạ.

Câu 20: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?

Các em lớp Một phấn khởi chào đón năm học mới. Chúng tôi vô cùng hân hoan.

  • A. Chào đón – hân hoan.
  • B. Phấn khởi – hân hoan.
  • C. Các em – chúng tôi.
  • D. Phấn khởi – vô cùng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác