Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Kết từ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 7: Kết từ sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kết từ là gì?

  • A. Kết từ là từ nối trạng ngữ với chủ ngữ, chủ ngữ với vị ngữ trong câu
  • B. Kết từ là những từ đặt ở đầu hoặc cuối câu văn, giúp cung cấp thông tin về thời gian, nơi chốn, phương tiện, mục đích cho thông tin chính trong câu
  • C. Kết từ là từ nối các động từ hoặc tính từ trong câu với nhau
  • D. Kết từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu với nhau

Câu 2: Tìm kết từ trong câu văn dưới đây?

Tuy đã sáng tháng 11 rồi nhưng trời vẫn còn nắng nóng gay gắt.

  • A. Tuy.
  • B. Vẫn.
  • C. Tuy…nhưng.
  • D. Nhưng.

Câu 3: Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau?

Trời không những mưa to…

  • A. Nên rất nguy hiểm khi đi ra đường.
  • B. Mà còn kèm theo giông lốc.
  • C. Thì cây cối đổ rạp.
  • D. Nên mọi người không đi cắm trại.

Câu 4: Điền kết từ thích hợp và chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau?

… cái áo ấy không đẹp … nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu anh dũng.

  • A. Mặc dù…nhưng.
  • B. Hay…và.
  • C. Vì…nên.
  • D. Càng…càng

Câu 5: Từ in đậm nào trong câu văn sau không phải là kết từ?

"Cuối mùa đông, thời tiết ấm áp và dễ chịu hơn trước, nên sáng nào em cũng dậy sớm chạy bộ hoặc nhảy dây để rèn luyện sức khỏe."

  • A. và
  • B. để
  • C. nên
  • D. hoặc

Câu 6: Tìm tất cả các kết từ trong đoạn văn dưới đây?

A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

  • A. Cái, bằng, trông.
  • B. Như.
  • C. Không có kết từ.
  • D. Của, như, bằng.

Câu 7: Điền kết từ thích hợp và chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau?

Những cái bút của tôi … không còn mới … rất tốt.

  • A. Và…nên.
  • B. Mặc dù…nhưng.
  • C. Vì…nên.
  • D. Để…và.

Câu 8: Xác định kết từ trong câu sau?

Nhờ bạn Minh giúp đỡ mà kết quả của Nhân tiến bộ rõ.

  • A. Rõ.
  • B. Của.
  • C. Nhờ…mà.
  • D. Tiến bộ.

Câu 9: Tìm kết từ trong câu văn dưới đây?

Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi và rải lên đồng lúa.

  • A. Lan.
  • B. Và.
  • C. Nhanh.
  • D. Vội.

Câu 10: Xác định kết từ trong câu sau?

Tuy chúng ta đã tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ.

  • A. Tuy…nhưng.
  • B. Tuy.
  • C. Chưa.
  • D. Đã.

Câu 11: Tìm kết từ trong đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng?

Hễ anh ấy nói chuyện thì lũ trẻ con trong xóm lại bắt đầu cười.

  • A. Biểu thị sự tương phản, đối lập giữa hai sự việc.
  • B. Biểu thì điều kiện – kết quả của sự việc.
  • C. Biểu thị sự tăng tiến.
  • D. Biểu thị nguyên nhân – kết quả của sự việc.

Câu 12: Điền kết từ thích hợp và chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau?

Trời sắp có dông … gió thổi rất mạnh, cuốn bay hết lá khô trên vỉa hè.

  • A. Vì.
  • B. Hoặc.
  • C. Nên.
  • D. Nhưng.

Câu 13: Điền kết từ thích hợp và chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau?

Nam … Phong sẽ thi đấu vào ngày mai.

  • A. Thì.
  • B. Và.
  • C. Nếu.
  • D. Hoặc.

Câu 14: Xác định kết từ trong câu sau?

Nếu trời mưa thì ngày mai chúng ta không đi câu cá.

  • A. Thì.
  • B. Không.
  • C. Nếu…thì.
  • D. Nếu.

Câu 15: Tìm kết từ trong câu văn dưới đây và cho biết tác dụng?

Nhờ chăm chỉ chạy bộ mỗi sáng mà Hùng có sức khỏe rất tốt.

  • A. Biểu thị sự tăng tiến.
  • B. Biểu thị sự tương phản, đối lập giữa hai sự việc.
  • C. Biểu thì giả thiết – kết quả của sự việc.
  • D. Biểu thị nguyên nhân – kết quả của sự việc.

Câu 16: Xác định kết từ trong câu sau?

Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn.

  • A. Còn.
  • B. Chẳng những…mà còn.
  • C. Chẳng những.
  • D. Mà.

Câu 17: Điền kết từ thích hợp và chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau?

… trời nắng nóng gay gắt … các cô chú nông dân vẫn ra đồng làm cỏ.

  • A. Vì…nên.
  • B. Và…hoặc.
  • C. Tuy…nhưng.
  • D. Càng…càng.

Câu 18: Tìm kết từ trong câu văn dưới đây?

Hai lớp chúng mình đã mang đến rất nhiều hoa đẹp. Nhưng các bạn xem có nên sắp xếp lại một chút cho đẹp hơn không?

  • A. Hơn.
  • B. Đã.
  • C. Rất.
  • D. Nhưng.

Câu 19: Có thể điền kết từ "và" vào dấu ba chấm ở câu văn nào sau đây:

  • A. Ngày Tết, trong phòng khách luôn có một bình hoa mai vàng…cả nhà em ai cũng yêu thích loài hoa này.
  • B. Trên khóm cây, gia đình chim én…gia đình chim họa mi đang vui vẻ chào hỏi nhau sau nhiều ngày xa cách.
  • C. Mấy hôm nay,…trời ấm lên mà nắng cũng xuất hiện nhiều hơn.
  • D. Mùa xuân về, thời tiết ấm áp hơn…cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc.

Câu 20: Kết từ “Do” biểu thị điều gì?

  • A. Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc không hay được nói đến.
  • B. Biểu thị sự tăng tiến của sự việc.
  • C. Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến.
  • D. Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc được nói đến.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác