Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Bức tranh đồng quê

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 7: Bức tranh đồng quê sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài thơ “Bức tranh đồng quê” do ai sáng tác?

  • A. Kim Ba
  • B. Xuân Quỳnh
  • C. Đồng Trọng Nghĩa
  • D. Xuân Diệu

Câu 2: Em hiểu như thế nào về hình ảnh "Sương loang cuối vườn"?

  • A. Hình ảnh miêu tả màn sương đã sắp tan đi dưới ánh mặt trời
  • B. Hình ảnh tả vạt sương giăng dày ở trên ngọn cây, mỏng ở dưới mặt đất
  • C. Hình ảnh chỉ màn sương giăng ở cuối vườn
  • D. Hình ảnh miêu tả màn sương chỗ dày chỗ mỏng nhưng vệt màu tô loang lổ

Câu 3: Từ "nhịp nhàng" được sử dụng để miêu tả hoạt động của ai?

  • A. Hàng cau
  • B. Ông trời
  • C. Ngói
  • D. Đàn cò

Câu 4: Liệt kê các động từ được sử dụng ở khổ thơ thứ nhất.

  • A. đốt, đun, vắt. xòe, phất, bay, bơi, rũ
  • B. đốt, đun, vắt. xòe, phất, phơi, bay, bơi, rũ, loang
  • C. đốt, đun, vắt. xòe, phất, bay, bơi, rũ, loang
  • D. đốt, vắt. xòe, phất, bay, bơi, rũ, loang

Câu 5: Ở khổ thơ đầu tiên, tác giả đã khắc họa khung cảnh gì?

  • A. Khung cảnh sinh hoạt ở thôn quê vào sáng sớm
  • B. Khung cảnh vườn cây vào sáng sớm
  • C. Khung cảnh thiên nhiên đồng quê vào buổi chiều tà
  • D. Khung cảnh thiên nhiên đồng quê bình yên vào buổi sáng sớm

Câu 6: Dòng thơ sau có gì đặc biệt hơn các dòng thơ khác trong bài đọc:

Hàng cau rũ tóc. Sương loang cuối vườn.

  • A. Dòng thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa
  • B. Dòng thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh
  • C. Dòng thơ được ngắt thành hai câu văn ngắn
  • D. Dòng thơ là dòng kết thúc của khổ thơ đầu tiên

Câu 7: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai dòng thơ sau:

Ngói nhà ai đỏ vội vàng

Hàng cau rũ tóc. Sương loang cuối vườn.

  • A. Biện pháp tu từ nhân hóa
  • B. Biện pháp tu từ so sánh
  • C. Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa
  • D. Không sử dụng biện pháp tu từ 

Câu 8: Dòng nào sau đây chưa nêu đúng hoạt động của "ông trời" trong khổ thơ thứ nhất?

  • A. bơi nhịp nhàng
  • B. đốt lửa phương đông
  • C. xoè rộng cái quạt vàng
  • D. phất tung ánh sáng bay tràn khắp nơi

Câu 9: Trong khổ thơ thứ nhất, tác giả đã nhân hóa "ông trời" bằng cách nào?

  • A. Miêu tả ông trời bằng những từ ngữ chỉ hoạt động của con người
  • B. Gọi ông trời bằng các từ ngữ chỉ người
  • C. Trò chuyện với ông trời như trò chuyện với con người
  • D. Miêu tả ông trời bằng những từ ngữ chỉ cảm xúc của con người

Câu 10: Bài thơ "Bức tranh đồng quê" được sáng tác theo thể thơ nào?

  • A. Thơ bốn chữ
  • B. Thơ năm chữ
  • C. Thơ tự do
  • D. Thơ lục bát

Câu 11: Bài thơ miêu tả cảnh vật vào thời điểm nào trong ngày?

  • A. Buổi sáng
  • B. Buổi trưa
  • C. Buổi chiều
  • D. Buổi tối

Câu 12: "Ông trời đốt lửa phương đông" ám chỉ hiện tượng gì?

  • A. Cháy rừng
  • B. Mặt trời mọc
  • C. Sấm sét
  • D. Núi lửa phun trào

Câu 13: "Cái quạt vàng" trong câu thơ "Rồi xoè rộng cái quạt vàng" chỉ cái gì?

  • A. Mặt trời
  • B. Cánh đồng lúa
  • C. Chiếc quạt thật
  • D. Mây vàng

Câu 14: Hình ảnh nào được dùng để miêu tả hàng cau?

  • A. Rũ tóc
  • B. Vẫy tay
  • C. Đứng thẳng
  • D. Cong mình

Câu 15: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu "Ông trời đốt lửa phương đông"?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. So sánh và nhân hoá

Câu 16: Hình ảnh "đàn cò thoắt hiện cánh bơi nhịp nhàng" gợi lên điều gì?

  • A. Sự ồn ào
  • B. Sự yên bình
  • C. Sự hỗn loạn
  • D. Sự buồn tẻ

Câu 17: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu "Bờ nghiêng nghiêng chạy rồi nhoà mất tăm"?

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Điệp từ
  • D. Hoán dụ

Câu 18: Ý nghĩa của việc gọi cảnh đồng quê là "Bức tranh riêng của chúng mình" là gì?

  • A. Chỉ người nông thôn mới hiểu được vẻ đẹp đồng quê
  • B. Đồng quê là một phần không thể thiếu trong tâm hồn người Việt
  • C. Mỗi người có một cách nhìn riêng về đồng quê
  • D. Đồng quê chỉ đẹp trong tranh vẽ

Câu 19: Câu thơ "Bóng trâu lững thững rời chuồng" cho thấy đặc điểm gì của cuộc sống nông thôn?

  • A. Hối hả
  • B. Nhộn nhịp
  • C. Chậm rãi
  • D. Ồn ào

Câu 20: Thông điệp chính mà bài thơ muốn truyền tải là gì?

  • A. Cuộc sống nông thôn rất vất vả
  • B. Vẻ đẹp bình dị và gần gũi của quê hương
  • C. Cần bảo vệ môi trường nông thôn
  • D. Nông thôn cần được hiện đại hóa

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác