Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Đại từ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 1: Đại từ sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong câu: “Nắng vàng óng. Lúa cũng vậy.” Đại từ vậy được dùng để thay cho từ ngữ nào?

  • A. Cũng
  • B. Nắng
  • C. Vàng óng
  • D. Lúa.

Câu 2: Đại từ “thế, vậy, đó, này” được dùng để làm gì?

  • A. Được dùng để xưng hô.
  • B. Được dùng để hỏi.
  • C. Được dùng để trỏ số lượng.
  • D. Được dùng để thay thế.

Câu 3: Trong câu sau có bao nhiêu đại từ: Tại nơi này, chúng tôi đã lưu giữ rất nhiều kỉ niệm bên nhau.

  • A. 1 đại từ
  • B. 2 đại từ
  • C. 3 đại từ
  • D. 4 đại từ

Câu 4: Thay các từ in đậm trong câu sau bằng đại từ thích hợp?

Chú chó sung sướng vẫy đuôi nhìn ảnh chính chú chó được phản chiếu trong gương.

  • A. Nó.
  • B. Tôi.
  • C. Bạn.
  • D. Anh ấy.

Câu 5: Từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?

  • A. Khi nào.
  • B. Nơi đâu.
  • C. Ở đâu.
  • D. Chỗ nào.

Câu 6: Từ nào dưới đây là đại từ để hỏi?

  • A. Bố mẹ
  • B. Thế
  • C. Bao nhiêu
  • D. Chúng ta

Câu 7: Đại từ là gì?

  • A. Là những từ chỉ tính cách, phẩm chất của con người.
  • B. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật.
  • C. Là những từ chỉ đặc điểm, tính cách, phẩm chất của con người.
  • D. Là những từ dùng để xưng hô, để hỏi hoặc để thay thế các từ ngữ khác.

Câu 8: Đại từ “tôi, tớ, chúng tôi, chúng tớ” được dùng để làm gì?

  • A. Được dùng để thay thế.
  • B. Được dùng để xưng hô.
  • C. Được dùng để hỏi.
  • D. Được dùng để trỏ số lượng.

Câu 9: Đại từ “sao, bao nhiêu, nào” được dùng để làm gì?

  • A. Được dùng để hỏi.
  • B. Được dùng để thay thế.
  • C. Được dùng để xưng hô.
  • D. Được dùng để trỏ số lượng.

Câu 10: Đại từ “ông, bà, bố, mẹ” được dùng để làm gì?

  • A. Được dùng để hỏi.
  • B. Được dùng để trỏ số lượng.
  • C. Được dùng để thay thế.
  • D. Được dùng để xưng hô.

Câu 11: Từ “bác” trong ví dụ nào sau đây được dùng như một đại từ xưng hô?

  • A. Anh Nam là con trai của bác tôi.
  • B. Người là cha, là bác, là anh.
  • C. Chị Lan là con của bác Hải.
  • D. Bác được tin rằng/ Cháu làm liên lạc.

Câu 12: Tìm các đại từ có trong câu sau:

Tôi cũng thế, thích nghe nhạc và đi du lịch.

  • A. Thế
  • B. Tôi
  • C. Cũng
  • D. Và

Câu 13: Có mấy loại đại từ?

  • A. 1 loại.
  • B. 2 loại.
  • C. 3 loại.
  • D. 4 loại.

Câu 14: Xác định đại từ có trong câu:

“Mình về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

  • A. Về
  • B. Mình, ta
  • C. Hoa, người
  • D. Nhớ

Câu 15: Thay các từ in đậm trong câu sau bằng đại từ thích hợp?

Chị Mai mua một chiếc lọ, rồi cuối ngày, chị Mai ghé cửa hàng mua một bó hồng nhung.

  • A. Chị ấy.
  • B. Cô.
  • C. Dì Mai.
  • D. Bạn.

Câu 16: Đâu là đại từ dùng để thay thế?

  • A. Như thế, vậy, đó, này.
  • B. Thế, ai, gì, đâu.
  • C. Chúng tôi, chúng tớ, mày.
  • D. Ai, gì, đâu, nào.

Câu 17: Trong bài ca dao sau có những đại từ nào?

Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

- Không không, tôi đứng trên bờ,

Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.

Chẳng tin, ông đến mà coi,

Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia

  • A. Mẹ, ông, nó
  • B. Mày, ông, tôi, nó
  • C. Mẹ, tôi
  • D. Mày, mẹ, ông

Câu 18: Trong câu dưới đây có mấy đại từ?

“ Chúng tôi đi thi học sinh giỏi thành phố, ai cũng được giải.”

  • A. 4 đại từ
  • B. 3 đại từ
  • C. 2 đại từ
  • D. 1 đại từ

Câu 19: Trong đoạn thơ dưới đây có những đại từ nào?

Ai đi đường ấy mặc ai

Ta về cây lúa, trồng khoai, trồng cà

  • A. Ta
  • B. Ai
  • C. Lúa, cà
  • D. Ta, ai

Câu 20: Em hãy đọc đoạn thơ sau và cho biết những từ in đậm dùng để chỉ ai?

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.

Tố Hữu

  • A. Cụ già lớn tuổi nhất ở Việt Bắc.
  • B. Ông cụ từ xuôi lên Việt Bắc du lịch.
  • C. Bác Hồ
  • D. Cụ già dạy người dân Việt Bắc biết chữ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác