Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 8: Hãy lắng nghe
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 8: Hãy lắng nghe sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cụm từ "tiếng nắng" trong bài văn là một ví dụ của biện pháp tu từ nào?
- A. So sánh
B. Nhân hoá
- C. Ẩn dụ
- D. Điệp từ
Câu 2: Trong bài văn, tiếng gì được miêu tả là "cần cù suốt ngày này sang tháng khác"?
- A. Tiếng gió
- B. Tiếng mưa
C. Tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá
- D. Tiếng chim hót
Câu 3: Tại sao tác giả nói "nếu bạn lắng nghe, bạn sẽ tìm ra được bao điều mới lạ"?
- A. Vì thiên nhiên luôn thay đổi
- B. Vì mỗi người nghe âm thanh khác nhau
C. Vì có nhiều âm thanh ta thường bỏ qua trong cuộc sống hàng ngày
- D. Vì tác giả muốn độc giả tưởng tượng
Câu 4: Cụm từ "nâng hồn ta lên" trong bài văn có nghĩa là gì?
- A. Làm cho ta bay lên
B. Làm cho ta cảm thấy vui vẻ và phấn chấn
- C. Làm cho ta trở nên kiêu ngạo
- D. Làm cho ta muốn hát
Câu 5: Mục đích chính của tác giả khi viết bài văn này là gì?
- A. Để mô tả các loại âm thanh trong thiên nhiên
- B. Để khuyến khích mọi người ra ngoài nhiều hơn
- C. Để dạy cách phân biệt các loại chim
D. Để khuyến khích mọi người chú ý và trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên
Câu 6: Tiếng mưa được so sánh với điều gì?
- A. Tiếng sóng vỗ
- B. Tiếng gió
C. Bước chân người đi vội
- D. Tiếng chim hót
Câu 7: Câu "Tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá cần cù suốt ngày này sang tháng khác" muốn nói lên điều gì?
- A. Sự lặp đi lặp lại
- B. Sự mạnh mẽ của sóng
C. Sự kiên trì, bền bỉ
- D. Sự ồn ào của biển
Câu 8: Tác giả dùng từ nào để miêu tả tiếng hót của chim sơn ca?
- A. Buồn thảm
- B. Khắc khoải
C. Véo von, lảnh lót, rộn rã
- D. Im vắng
Câu 9: Tiếng của thiên nhiên được ví như gì?
- A. Một bài hát
B. Một bản hoà nhạc
- C. Một bài thơ
- D. Một câu chuyện
Câu 10: Câu "mỗi âm thanh của mỗi cây đàn đều mang cá tính riêng của mình" muốn nói lên điều gì?
- A. Mỗi loại nhạc cụ có âm thanh khác nhau
B. Mỗi âm thanh trong thiên nhiên đều độc đáo
- C. Chỉ có cây đàn mới tạo ra âm thanh hay
- D. Âm thanh thiên nhiên giống như âm nhạc
Câu 11: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu "Cây cỏ, chim muông, cả tiếng mưa, tiếng nắng,... lúc nào cũng thầm thì lao xao, náo nức, tí tách,..."?
- A. So sánh
B. Nhân hoá
- C. Ẩn dụ
- D. Điệp từ
Câu 12: Những âm thanh trong thế giới tự nhiên có đặc điểm gì?
- A. Những âm thanh của thế giới tự nhiên đều có nét riêng của mình và dễ dàng hòa trộn lại tạo ra một âm thanh mới
B. Những âm thanh của thế giới tự nhiên đều có nét riêng của mình, nhưng khi hoà vào nhau tạo thành cái diệu kì, nâng hồn ta lên, đầy mê thích
- C. Những âm thanh của thế giới tự nhiên đều có nét riêng của mình, không thể hòa lẫn vào nhau
- D. Những âm thanh của thế giới tự nhiên đều có nét riêng của mình, dù hòa vào nhau vẫn có thể dễ dàng nhận ra
Câu 13: Nội dung chính của bài đọc "Hãy lắng nghe" là gì?
- A. Khuyên mọi người luôn yêu thương thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên
- B. Khuyên mọi người nên lắng nghe từng âm thanh xung quanh mình
- C. Khuyên mọi người sống hòa mình với thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá
D. Khuyên mọi người hãy hòa mình vào thiên nhiên để lắng nghe những âm thanh tuyệt vời ở đó
Câu 14: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để miêu tả con chim cuốc và con chim sơn ca trong câu văn sau:
Con cuốc gõ vào mùa hè buồn thảm bao nhiêu thì con chim sơn ca hót véo von, lảnh lót, rộn rã bấy nhiêu...
- A. Biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh
- B. Biện pháp tu từ so sánh
C. Không sử dụng biện pháp tu từ
- D. Biện pháp tu từ nhân hóa
Câu 15: Nêu tác dụng của việc tác giả sử dụng nhiều từ láy để miêu tả các âm thanh trong tự nhiên ở đoạn văn 1.
- A. Giúp thể hiện vốn từ vựng đa dạng, phong phú và tài hoa khi vận dụng vốn từ ngữ đó của tác giả
- B. Giúp đoạn văn có vần điệu, nhịp điệu hơn
- C. Giúp đoạn văn gây ấn tượng với người đọc
D. Giúp gợi hình, gợi tả các âm thanh rõ nét hơn và giúp người đọc dễ tưởng tượng hơn
Câu 16: Liệt kê các từ láy được sử dụng ở đoạn văn 1 trong bài đọc.
- A. xào xạc, nhè nhẹ, thì thầm, cần cù, rào rào, tu hú, vít vịt, ngái ngủ, khắc khoải, véo von, lảnh lót, rộn rã
- B. xào xạc, nhè nhẹ, thì thầm, cần cù, rào rào, tu hú, vít vịt, khắc khoải, véo von, lảnh lót, rộn rã
- C. xào xạc, nhè nhẹ, thì thầm, tu hú, vít vịt, ngái ngủ, khắc khoải, véo von, lảnh lót, rộn rã
D. xào xạc, nhè nhẹ, thì thầm, cần cù, rào rào, khắc khoải, ngái ngủ, véo von, lảnh lót, rộn rã
Câu 17: Tìm từ ngữ miêu tả tiếng kêu của con chim sơn ca.
A. lảnh lót
- B. rộn ràng
- C. khắc khoải
- D. buồn thảm
Câu 18: Tìm từ ngữ miêu tả đặc điểm âm thanh của tiếng gió.
- A. khắc khoải
- B. rào rào
- C. véo von
D. xào xạc
Câu 19: Ở đoạn văn 1, tác giả đã liệt kê những âm thanh gì trong tự nhiên?
- A. tiếng gió, tiếng sóng, tiếng mưa, tiếng con chim tu hú, tiếng con chim vít vịt, tiếng con cu gáy, tiếng con cuốc, tiếng con chim sơn ca
- B. tiếng gió, tiếng sóng, tiếng mưa, tiếng suối chảy, tiếng con chim tu hú, tiếng con chim vít vịt, tiếng con cu cườm, tiếng con cuốc, tiếng con chim sơn ca
- C. tiếng gió, tiếng sóng, tiếng mưa bão, tiếng con chim tu hú, tiếng con chim vít vịt, tiếng con cu cườm, tiếng con cuốc, tiếng con chim sơn ca
D. tiếng gió, tiếng sóng, tiếng mưa, tiếng con chim tu hú, tiếng con chim vít vịt, tiếng con cu cườm, tiếng con cuốc, tiếng con chim sơn ca
Câu 20: Cụm từ "hãy lắng nghe" xuất hiện bao nhiêu lần trong bài đọc?
- A. 2 lần
B. 3 lần
- C. 4 lần
- D. 5 lần
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 chân trời bài 8: Hãy lắng nghe
Bình luận