Dễ hiểu giải Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo bài 25: Hãy lắng nghe
Giải dễ hiểu bài 25: Hãy lắng nghe. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
BÀI 25. HÃY LẮNG NGHE
Khởi động
Chia sẻ cảm xúc của em khi nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát “Bạn ơi hãy lắng nghe”:
Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe
Tiếng dòng suối ngoài xa thì thào
Tiếng đàn cá vui đùa đáy cát
Tiếng làn sóng trôi xuôi ào ào.
Dân ca Ba Na - Sưu tầm, dịch lời: Tô Ngọc Thanh
Giải nhanh:
Em thấy tâm hồn mình trở nên thư thái, mở rộng trí liên tưởng về một không gian thiên nhiên hữu tình, nên thơ.
ĐỌC: HÃY LẮNG NGHE
Câu 1: Cách tả tiếng sóng, tiếng gió, tiếng mưa ở đoạn đầu có gì thú vị?
Giải nhanh:
Tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá cần cù suốt ngày này sang tháng khác.
Tiếng gió là tiếng xào xạc nhè nhẹ của không gian, là tiếng thì thầm của ấm no.
Tiếng mưa rào rào như bước chân người đi vội.
=> Nhờ vậy mà những thanh âm của sóng, của gió, của mưa đều gắn với sự sống của con người.
Câu 2: Tiếng của mỗi loài chim được nhắc đến ở đoạn đầu được tả bằng những từ ngữ nào?
Giải nhanh:
Tiếng con chim tu hú khắc khoải.
Con chim vít vịt gọi mưa giữa khi trời trong sáng.
Con cu cườm đánh thức những buổi trưa im vắng đầy ngái ngủ.
Con cuốc gõ vào mùa hè buồn thảm.
Con chim sơn ca hót véo von, lảnh lót, rộn rã.
Câu 3: "Tiếng của thiên nhiên, của quê hương” được tả ở đoạn 2 gợi cho em cảm xúc gì?
Giải nhanh:
Cảm giác gần gũi, thân thuộc, bình dị mà vô cùng thân thương
Câu 4: Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc qua đoạn 3?
Giải nhanh:
Thông điệp: Hãy lắng lòng lại để thấy được những thanh âm kì diệu của cuộc sống quanh ta.
Câu 5: Em thích âm thanh nào được tả trong bài? Vì sao?
Giải nhanh:
Em thích âm thanh của gió vì gió dịu hiền, nhẹ nhàng, gợi cho em cảm giác yên bình trong tâm hồn.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ HẠNH PHÚC
Câu 1: Thực hiện yêu cầu:
a. Tìm 2 - 3 từ đồng nghĩa và 2 - 3 từ có nghĩa trái ngược với từ “hạnh phúc”.
b. Đặt một câu với từ “hạnh phúc”.
Giải nhanh:
a. Trái ngược “hạnh phúc”: đau khổ, bất hạnh, đau buồn, khổ cực,...
b. Gia đình em sống chan hòa, hạnh phúc.
Câu 2: Đọc các từ trong khung và thực hiện yêu cầu:
phúc hậu, phúc khảo, phúc lợi, phúc đức, phúc lộc, phúc tra, phúc đáp.
a. Tìm các từ chứa “phúc” có nghĩa là “tốt lành, may mắn”.
b. Đặt câu với hai từ tìm được ở bài tập a.
Giải nhanh:
a. Phúc hậu, phúc lợi, phúc đức, phúc lộc.
b.
- Người dân ở các quốc gia phát triển được hưởng phúc lợi tốt của Nhà nước và Chính phủ.
- Gương mặt bà tôi rất phúc hậu.
Câu 3: Đọc các thành ngữ, tục ngữ Sau và thực hiện yêu cầu:
- Thuận trên, dưới hòa
- Chân cứng, đá mềm
- Kính già, yêu trẻ
- Chị ngã, em nâng
- Góp gió thành bão
- Trong ấm ngoài êm
a. Những thành ngữ, tục ngữ nào có nội dung nói về những biểu hiện của gia đình hạnh phúc.
b. Đặt câu với một thành ngữ hoặc tục ngữ tìm được ở bài tập a.
Giải nhanh:
a.
- Trên thuận, dưới hòa.
- Kính già, yêu trẻ.
- Chị ngã, em nâng.
- Trong ấm, ngoài êm.
b. Mẹ tôi luôn vun vén để gia đình trong ấm, ngoài êm.
Câu 4: Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) chia sẻ niềm vui của em khi làm được một việc tốt.
Giải nhanh:
Sáng nay, khu phố của em đã tổ chức một buổi tổng vệ sinh. Mọi người sẽ cùng dọn dẹp, trang trí đường phố để đón năm mới. Em cũng xung phong được tham gia. Chúng em được phân công chăm sóc cây cối hai bên đường. Sau một ngày lao động vất vả, khu phố của em đã trở nên sạch đẹp hơn.
VIẾT: VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo.
Câu 1: Viết bài văn dựa vào dàn ý đã lập ở trang 108.
Giải nhanh:
Truyện cổ tích Tấm Cám là một câu chuyện có từ rất lâu, và đã đồng hành với biết bao thế hệ trẻ em Việt Nam ta.
Tấm là một cô gái mô côi cả cha lẫn mẹ, cô phải sống với dì ghẻ và người con riêng của bà là Cám. Tấm bị dì ghẻ bắt làm việc quần quật suốt ngày. Một lần, dì ta lấy chiếc yếm đào để tổ chức cho Tấm và Cám thi mò cua bắt ốc. Cám gian xảo lừa Tấm đi gội đầu để cướp giỏ tôm cua về trước. Tấm lên bờ thì trong giỏ chỉ có con cá bống. Nhưng có sự giúp đỡ của ông Bụt thì Tấm đem cá bống về nuôi.
Tấm nuôi cá trong cái giếng. Hôm nào cũng mang cơm ra cho cá ăn. Ngờ đâu, mụ dì ghẻ độc ác lừa Tấm đi chăn trâu rồi thịt con bống. Ăn xong, mụ chôn xương cá ở góc bếp. Lúc Tấm về nhà Tấm thì chỉ còn cục máu đỏ tươi. Ông Bụt lại hiện lên, chỉ cho Tấm lấy nắm thóc cho gà ăn, rồi dặn Tấm chôn xương vào bình, đặt ở chân giường.
Ít lâu sau, nhà vua mở hội tuyển vợ, Tấm muốn đi nhưng dì bắt cô phải nhặt hết thúng thóc lẫn gạo. Ông Bụt lại hiện gọi đàn chim sẻ đến giúp Tấm. Nhưng cô không có gì mặc để đi hội, ông Bụt bảo cô lấy những chiếc bình ở chân giường lên.
Sau khi đã có váy áo, Tấm hớn hở đến hội. Lúc đi qua sông, cô đánh rơi một bên giày xuống nước. Đúng lúc đó, voi của vua đi ngang qua, vướng chiếc giày nên mãi chẳng chịu đi. Vua cho lính xuống mò thì đó là một chiếc hài. Nhà vua ra lênh nếu ai thử vừa thì sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm là vừa như in và được nhà vua lấy về làm vợ.
Năm đó, đến giỗ cha, dì ghẻ nhờ Tấm trèo lên cây hái buồng cau. Rồi nhân lúc cô ở trên đó thì chặt gốc khiến cô xuống ao.
Nhờ phép lạ, Tấm không chết mà hóa thành vàng anh bay vào cung vua làm cho Cám đố kị. Thế là cám bắt chim ăn thịt, rồi vứt lông chim ở góc vườn. Từ chỗ đó, mọc lên một cây xoan. Ghen tức với cây xoan, Cám cho người chặt cây làm thành khung cửi. Nhưng tiếng khung cửi lại kêu lên những tiếng chửi mắng khiên cô ta khiếp sợ. Cô ta cho người đốt khung cửi thành tro.
Từ đống tro ấy, mọc lên một cây thị, tỏa hương thơm ngát. Có bà bán nước ở gốc cây thấy vậy đã xin cây cho lấy trái thị về nhà để ngửi. Bà cụ thấy lạ khi mình đi vắng mà nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ, nên rình xem và phát hiện ra Tấm. Bà đập nát vỏ thị và từ đó hai người sống hạnh phúc bên nhau.
Một hôm, nhà vua đi tuần về, nhìn những miếng trầu cánh phượng hệt như vợ têm, vua liền mời người têm trầu ra gặp mặt. Sau đó, Tấm theo vua về cung, chung sống hạnh phúc. Còn mẹ con Cám thì bị đuổi đi biệt xứ, không bao giờ trở về nữa.
VẬN DỤNG
Ghi lại các từ ngữ gợi tả âm thanh có trong bài “Hãy lắng nghe”.
Giải nhanh:
Xào xạc, thì thầm, rào rào, khắc khoải, im vắng, véo von, lảnh lót, rộn rã, lao xao, nao nức, tí tách.
Bình luận