Dễ hiểu giải Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo bài 9: Trạng Nguyên nhỏ tuổi
Giải dễ hiểu bài 9: Trạng Nguyên nhỏ tuổi. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 9. TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI
Khởi động
Nói 1 - 2 câu giới thiệu một vị trạng nguyên của nước ta mà em biết.
Giải nhanh:
Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng tài cao học rộng, đến mức Hoàng đế nhà Nguyên khen ngợi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên. Sử sách còn lưu lại nhiều câu chuyện về văn tài của ông.
ĐỌC: TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI
Câu 1: Hai đoạn đầu giới thiệu những thông tin gì về Nguyễn Hiền?
Giải nhanh:
Giới thiệu về quê quán, xuất thân và tài năng của Nguyễn Hiền.
Câu 2: Sứ giả thách đố vua quan nhà Trần làm gì? Vì sao?
Giải nhanh:
Phải xâu sợi chỉ qua vỏ một con ốc xoắn nhỏ xíu vì cho rằng rằng nước ta không có người tài.
Câu 3: Nhờ đâu viên quan nhận ra trạng Hiền?
Giải nhanh:
Nhờ vào: mặt mũi khôi ngô đang chỉ cho các bạn nặn voi bằng đất; và việc trả lời vế đối của viên quan đưa ra.
Câu 4: Cách xâu chỉ qua vỏ ốc mà Nguyễn Hiền chỉ cho viên quan nói lên điều gì về vị trạng nguyên nhỏ tuổi?
Giải nhanh:
Cách xâu chỉ qua vỏ ốc cho thấy Nguyễn Hiền là người rất thông minh, tài giỏi.
Câu 5: Theo em, ý nghĩa của câu chuyện là gì?
Giải nhanh:
Ca ngợi tài trí của cậu bé Nguyễn Hiền, tuổi trẻ mà tài cao.
Câu 6: Kể lại cuộc gặp gỡ với Nguyễn Hiền bằng lời của viên quan.
Giải nhanh:
Theo lệnh của nhà vua, tôi đi tìm người tài để hỏi ý kiến về cách xâu chỉ qua vỏ ốc. Vừa đến đầu làng, tôi gặp ngay một đám trẻ chăn trâu. Trong đó, có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang chỉ cho các bạn nặn voi bằng đắt. Khi ấy, tôi đoán cậu bé ấy là trạng Hiền nhưng vẫn muốn ra một về đối đề thử tài. Trạng nhanh chóng đáp lại bằng một về đối cứng cỏi khiến tôi nể phục lắm. Tôi liền truyền lại ý Vua cho Nguyễn Hiền nghe. Ngay lập tức, trạng liền bày cho đám bạn cùng hát. Trong lời hát có ngay lời giải mà nhà Vua cần tìm.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐA NGHĨA
Câu 1: Đọc các câu thơ, câu văn sau và thực hiện yêu cầu:
a. Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Nguyễn Đình Thi
b. Nắng đã chiếu sáng loà cửa biển.
Anh Đức
c. Trên quảng trường Ba Đình, cả biển người, cả rừng cờ hoa hướng về lễ đài hân hoan vẫy chào Bác.
Phan Anh
- Từ “biển” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc? Từ "biển" trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển?
- Đặt một câu có từ “biển” được dùng với nghĩa chuyển.
Giải nhanh:
Câu b “biển” là nghĩa gốc
Câu a, c “biển” dùng với nghĩa chuyển.
Nếu không có lực lượng cứu hỏa thì tòa tháp đã chìm trong biển lửa.
Câu 2: Đặt câu có từ “nhanh” với mỗi nghĩa sau:
a. Có tốc độ, nhịp độ trên mức bình thường, trái ngược với “chậm”.
b. Tỏ ra có khả năng tiếp thu, phản ứng ngay tức khắc hoặc trong một thời gian rất ngắn.
Giải nhanh:
a. Tan làm, cô ấy chạy thật nhanh ra bến xe.
b. Cô ấy sáng dạ nên tiếp thu bài học rất nhanh.
Câu 3: Thực hiện yêu cầu:
a. Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 - 3 nghĩa chuyển của các từ sau:
- đầu
- cao
b. Đặt câu để phân biệt các nghĩa tìm được của mỗi từ.
Giải nhanh:
a. - đầu:
+ Nghĩa gốc: phần trên cùng của cơ thể người hay phần trước nhất của cơ thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác
+ Nghĩa chuyển:
(1) phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật
(2) vị trí hoặc thời điểm thứ nhất, trên hoặc trước tất cả những vị trí, thời điểm khác
- Cao:
+ Nghĩa gốc: có khoảng cách bao nhiêu đó, tính từ đầu này đến cuối đầu kia theo chiều thẳng đứng của vật ở trạng thái đứng thẳng
+ Nghĩa chuyển:
(1) có khoảng cách xa với mặt đất lớn hơn mức bình thường hoặc lớn hơn so với những vật khác
(2) hơn hẳn mức trung bình về số lượng hay chất lượng, trình độ, giá cả, v.v.
b.
- Đầu:
+ Cậu ấy bị cảm vì để đầu trần đi mưa.
+ Sau vụ va chạm, đầu xe ô tô bị biến dạng.
- Cao:
+ Đỉnh Phan-xi-păng cao 3147 so với mực nước biển.
+ Những ngày cận tết, giá của một số mặt hàng thiết yếu tăng cao.
VIẾT: LUYỆN TẬP LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH
Câu 1: Dựa vào bài tập 2 trang 45, lập dàn ý cho bài văn tả một danh lam thắng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh,...
Giải nhanh:
1. Mở bài
- Giới thiệu danh thắng chùa Keo (Thái Bình): là ngôi chùa cổ lâu đời nhất, độc đáo nhất và là biểu tượng, niềm tự hào của người dân Thái Bình.
2. Thân bài
a) Giới thiệu khái quát
- Tên gọi: Chùa Keo (Thái Bình) có tên khác là Thần Quang Tự
- Vị trí địa lí: làng Dũng Nhuệ, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư
- Khung cảnh khái quát: Chùa nằm ven chân đê sông Hồng
b) Kiến trúc chùa Keo
- Cấu tạo:
+ Tổng gồm 16 tòa, 126 gian trong đó có 12 tòa và 102 gian chính.
+ Kiến trúc chính gồm: Tam quan nội, ngoại, Chùa Phật, các tòa bao gồm chùa Ông Hộ, Ống Muống, Tam Bảo, Đền Thánh, Giá Roi, Thiêu Hương, Phụ Quốc, Thượng Điện và Gác Chuông.
+ Kiến trúc tiêu biểu: Gác Chuông có kiến trúc độc đáo tiêu biểu cho kiến trúc thời Lê, cao 11 mét, gồm 3 tầng (tầng 1 treo chiếc khánh đá dài 1 mét 2, tầng 2 là quả chuông đồng cao 1 mét 3 đúc, tầng 3 và tầng trên cùng treo chiếc chuông nhỏ cao hơn nửa mét.)Đặc biệt nhất là mái gác chuông có kết cấu gần 100 đàn đầu voi.
- Khung cảnh chùa Keo, Thái Bình:
+ Mặt nước ở cả 3 mặt trước và hai bên tạo ra không gian thoáng đãng
+ Các tòa tháp, các gian được bố trí đơn giản, tỉ lệ cân đối
+ Ngoại cảnh: nhiều cây cổ thụ xanh tốt quanh năm tạo vẻ cổ kính, trong khuôn viên chùa trồng rất nhiều loài hoa quý, cây xanh...
- Lễ hội diễn ra hằng năm vào ngày 13, 14, 15 tháng 9 (Âm lịch) để tưởng nhớ đến Thiền sư Không Lộ, ngoài phần lễ rước kiệu, cúng Thánh trang nghiêm long trọng,…
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của chùa Keo.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về danh thắng đặc biệt này.
VẬN DỤNG
Sưu tầm và kể cho người thân nghe một mẩu chuyện về Nguyễn Hiền.
Giải nhanh:
Một lần, triều đình Trung Hoa cho người mang sang nước ta bức thư chỉ vẻn vẹn hai chữ “thanh thúy”. Đọc xong lá thư trạng phê ngay vào mấy chữ: “Thập nhị nguyệt xuất tốt”, và tâu vua Trần nên đưa quân ra biên giới phòng thủ vì sắp có chiến tranh vào tháng 12. Quả nhiên, vào đúng tháng 12 năm ấy, quân Mông Cổ đến đầu biên giới không ngờ quân ta có quân phòng ngự nghiêm ngặt, nên quân địch bèn rút quân về.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận