Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời ôn tập Tuần 5: Chủ nhân tương lai

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập Tuần 5: Chủ nhân tương lai có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

(Bài viết của học sinh)

Câu 1: Buổi sáng, dòng sông được miêu tả như thế nào?

  • A. Như một dải lụa đào thướt tha.
  • B. Lấp loáng một màu nắng chói chang.
  • C. Rộn rã cả khúc sông với tiếng gõ lanh canh.
  • D. Lung linh dát vàng trong ánh trăng tròn vành vạnh.

Câu 2: Trong đoạn văn, vào buổi trưa, mặt sông có sự biểu hiện như thế nào?

  • A. Lấp loáng một màu nắng chói chang.
  • B. Rộn rã cả khúc sông với tiếng gõ lanh canh.
  • C. Lung linh dát vàng trong ánh trăng tròn vành vạnh.
  • D. Thảnh thơi và sảng khoái.

Câu 3: Hoạt động nào được mô tả vào buổi chiều trong đoạn văn?

  • A. Ngắm bóng mình dưới nước.
  • B. Ra sông tắm và đùa nghịch.
  • C. Hóng mát và ngắm cảnh từ bờ sông.
  • D. Đánh cá và làm náo nhiệt sông.

Câu 4: Trong đoạn văn, vào buổi tối, dòng sông trở thành điều gì?

  • A. Một khúc sông rộn rã tiếng gõ lanh canh.
  • B. Một dải lụa đào thướt tha.
  • C. Một đường trăng lung linh dát vàng.
  • D. Một đường trăng tròn vành vạnh.

Câu 5: Hoạt động nào thường diễn ra sau khi học bài xong theo đoạn văn?

  • A. Đánh cá và làm rộn rã khúc sông.
  • B. Ra sông tắm và đùa nghịch.
  • C. Gõ lanh canh để đánh cá.
  • D. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hóng mát.

Câu 6: Cảm giác của bạn nhỏ khi ngồi trên bờ sông vào buổi tối được miêu tả như thế nào?

  • A. Hồn nhiên và thư thái.
  • B. Sôi động và hào hứng.
  • C. Buồn bã và nặng nề.
  • D. Hồi hộp và háo hức.

Câu 7: Theo em, ý nghĩa của câu chuyện Trạng nguyên nhỏ tuổi là gì?

  • A. Người thông minh, tài giỏi sẽ đạt được thành công, được hưởng vinh hoa phú quý.
  • B. Người thông minh sẽ được mọi người yêu quý, ngưỡng mộ.
  • C. Người có ý thức tự học, tự mài dũa bản thân mỗi ngày nhất định sẽ gặt hái nhiều thành quả lớn trong tương lai.
  • D. Người thông minh sẽ tìm được cách giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Câu 8: Trong bài đọc, “Thư gửi các học sinh”, vì sao Bác khuyên các em học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập,…trong những năm học tới?

  • A. Vì để các em lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu.
  • B. Vì để các em học giỏi hơn.
  • C. Vì giúp các em trở thành người chăm chỉ, hiền lành.
  • D. Vì để cho bố mẹ vui và các em sau này trở thành doanh nhân.

Câu 9: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau?

Từ đa nghĩa là từ có …, trong đó có một … và một hoặc một số …

  • A. Một nghĩa – nghĩa chuyển – nghĩa gốc.
  • B. Nhiều nghĩa – nghĩa gốc – nghĩa chuyển.
  • C. Nghĩa gốc – nghĩa chuyển – nhiều nghĩa.
  • D. Nghĩa chuyển – nghĩa gốc – nhiều nghĩa.

Câu 10: Từ nhà nào trong các từ dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

  • A. Nhà giáo.
  • B. Nhà cửa.
  • C. Nhà giam.
  • D. Nhà tù.

Câu 11: Từ mắt nào trong các từ dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Mắt xích.
  • B. Mắt na.
  • C. Mắt lưới.
  • D. Đôi mắt.

Câu 12: Trong bài đọc, “Thư gửi các học sinh”, "Kiến thiết đất nước" có nghĩa là gì?

  • A. Trông, nhìn đất nước.
  • B. Xây dựng đất nước.
  • C. Tin tưởng đất nước.
  • D. Thấy được tầm quan trọng của đất nước.

Câu 13: Trong bài đọc, “Thư gửi các học sinh”, Bác khẳng định các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ đâu?

  • A. Nhờ những người thầy cô tận tụy, yêu mến học sinh.
  • B. Nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em.
  • C. Nhờ sự yêu thương, che chở, quan tâm của cha mẹ các em.
  • D. Nhờ những người thầy tâm huyết mở trường, mở lớp

Câu 14: Trong bài đọc, “Thư gửi các học sinh”, Bác đã khẳng định từ giờ phút này giở đi các em sẽ được làm điều gì?

  • A. Các em sẽ được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
  • B. Các thầy cô sẽ như người mẹ thứ hai của các em.
  • C. Các em sẽ được tham dự buổi khai trường của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • D. Các em được tới trường và được học những tri thức mới. 

Câu 15: Từ quả  nào trong các từ dưới đây không được dùng theo nghĩa chuyển?

  • A. Quả báo.
  • B. Quả tim.
  • C. Hoa quả.
  • D. Quả đất.

Câu 16: Tìm các từ đa nghĩa trong đoạn thơ dưới đây?

Xem truyền hình đá bóng

Cầu thủ chạy mệt phờ

Người gọi là ăn ý

Người khen rằng ăn rơ. 

  • A. Ăn ý.
  • B. Ăn ý – ăn rơ.
  • C. Truyền hình.
  • D. Đá bóng.

Câu 17: Theo bài đọc “Trạng nguyên nhỏ tuổi”, nhờ đâu mà viên quan nhận ra Nguyễn Hiền trong đám trẻ chăn trâu?

  • A. Vì Nguyễn Hiền hoạt bát, hiếu động nhất.
  • B. Vì Nguyễn Hiền biết dạy các bạn nặn voi bằng đất.
  • C. Dáng vẻ nghịch ngợm, lanh lợi của cậu.
  • D. Dáng vẻ khôi ngô, lanh lợi của cậu bé.

Câu 18: Từ nào sau đây ghép với đường thì mang nghĩa chỉ một loại gia vị có vị ngọt?

  • A. Đường phèn.
  • B. Đường tàu.
  • C. Đường kính.
  • D. Đường mía.

Câu 19: Nguyễn Hiền quê ở đâu?

  • A. Làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường.
  • B. Làng Dương A, huyện Phủ Lý, phủ Thiên Trường.
  • C. Làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên An.
  • D. Làng Dương An, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường.

Câu 20: Trong các câu sau câu nào từ lưỡi được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Lưỡi dao này rất sắc, cẩn thận kẻo bị đứt tay.
  • B. Lưỡi rìu vung lên chỉ ba nhát là cái cây đã đổ ầm xuống đất.
  • C. Khi làm vệ sinh cá nhân buổi sáng, đánh răng xong đừng quên vệ sinh lưỡi.
  • D. Bất thình lình một lưỡi gươm chĩa ngay về phía anh ấy.

Câu 21: Hang động nào ở Việt Nam được mệnh danh là hang động lớn nhất thế giới?

  • A. Hang Sơn Đoòng.
  • B. Hang Múa.
  • C. Quần Thể Hang Động Tràng An.
  • D. Hang Én.

Câu 22: Theo bài đọc “Trạng nguyên nhỏ tuổi”, sau khi giúp vua giải câu đố, Nguyễn Hiền đã nhận được phần thưởng gì?

  • A. Được ban mũ áo trạng nguyên và vời về triều giúp nước.
  • B. Được ban gấp vóc, lụa là.
  • C. Được ban chức quan trong triều.
  • D. Được ban vàng bạc, châu báu.

Câu 23: Ở phần thân bài, liệt kê nội dung miêu tả theo trình tự không gian kết hợp với thời gian là gì?

  • A. Tả sự thay đổi của từng sự vật, hiện tượng… trong những thời điểm khác nhau.
  • B. Tả sự biến đổi hoặc đặc điểm của phong cảnh trong những thời gian khác nhau (các buổi trong ngày, các mùa trong năm…).
  • C. Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh theo trình tự từ gần tới xa, từ thấp lên cao, từ trái sang phải…
  • D. Tả bao quát toàn bộ vẻ đẹp của phong cảnh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác