Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Dáng hình ngọn gió

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 7: Dáng hình ngọn gió sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ "Dáng hình ngọn gió"?

  • A. Xuân Quỳnh
  • B. Đoàn Thị Lam Luyến
  • C. Trần Đăng Khoa
  • D. Phạm Hổ

Câu 2: Bài thơ có bao nhiêu khổ thơ?

  • A. 4 khổ
  • B. 5 khổ
  • C. 6 khổ
  • D. 7 khổ

Câu 3: Theo bài thơ, đâu được ví như "căn nhà của gió"?

  • A. Mặt đất
  • B. Bầu trời
  • C. Đại dương
  • D. Rừng cây

Câu 4: Khi nào gió được miêu tả là đang "dạo nhạc”?

  • A. Khi sóng biển lao xao
  • B. Khi lá cây rầm rì
  • C. Khi mưa rào rơi
  • D. Khi ve sầu kêu

Câu 5: Theo bài thơ, gió góp phần tạo ra hiện tượng tự nhiên nào?

  • A. Nắng
  • B. Mưa
  • C. Sấm
  • D. Tuyết

Câu 6: Câu thơ "Gió khô ô muối trắng" nói về vai trò nào của gió?

  • A. Gió giúp sản xuất muối
  • B. Gió làm muối trắng hơn
  • C. Gió làm khô muối trong quá trình sản xuất
  • D. Gió mang muối đi xa

Câu 7: Câu cuối cùng của bài thơ "Nhưng đố ai biết được / Hình dáng gió thế nào" muốn nói lên điều gì?

  • A. Gió không có hình dạng
  • B. Gió có hình dạng nhưng khó nhìn thấy
  • C. Gió luôn thay đổi hình dạng
  • D. Gió có bản chất vô hình, khó xác định

Câu 8: Trong bài thơ, gió được ví như một nghệ sĩ âm nhạc qua câu thơ nào?

  • A. "Nghe lá cây rầm rì"
  • B. "Ấy là khi gió hát"
  • C. "Mặt biển sóng lao xao"
  • D. "Là gió đang dạo nhạc"

Câu 9: Bài thơ đề cập đến mùa nào trong năm?

  • A. Xuân
  • B. Hạ
  • C. Thu
  • D. Đông

Câu 10: Bài thơ sử dụng nhiều động từ để miêu tả hoạt động của gió. Điều này tạo ra hiệu quả gì?

  • A. Làm cho gió trở nên đáng sợ hơn
  • B. Tạo cảm giác về sự chuyển động và sống động của gió
  • C. Khiến gió trở nên yếu ớt và không đáng kể
  • D. Làm cho bài thơ trở nên khó hiểu hơn

Câu 11: Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu thơ sau:

Những ngày hè oi bức

  • A. Nóng máy
  • B. Nóng nảy
  • C. Nóng nực
  • D. Nóng bỏng

Câu 12: Ở khổ thơ 1 và khổ thơ 2, tác giả đã nhân hóa "gió" bằng cách nào?

  • A. Miêu tả gió bằng từ ngữ chỉ hoạt động của con người
  • B. Gọi gió bằng từ ngữ chỉ người
  • C. Trò chuyện với gió như đang trò chuyện với người
  • D. Miêu tả gió bằng từ ngữ chỉ trạng thái cảm xúc của con người

Câu 13: Hai dòng thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

Bầu trời rộng thênh thang

Là căn nhà của gió

  • A. Không sử dụng biện pháp tu từ 
  • B. Biện pháp tu từ so sánh
  • C. Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa
  • D. Biện pháp tu từ nhân hóa

Câu 14: Nội dung chính của bài thơ "Dáng hình ngọn gió" là gì?

  • A. Kể tính cách của gió
  • B. kể những điều mà gió làm
  • C. Kể những việc tốt mà gió cống hiến cho cuộc đời
  • D. Miêu tả dáng hình của gió

Câu 15: Bài thơ "Dáng hình ngọn gió" được viết theo thể thơ gì?

  • A. Thơ bốn chữ
  • B. Thơ tự do
  • C. Thơ năm chữ
  • D. Thơ lục bát

Câu 16: Em hiểu cụm từ in đậm trong dòng thơ sau như thế nào?

Quạt dịu trưa ve sầu

  • A. Buổi trưa ở ngôi nhà xung quanh có nhiều ve sầu
  • B. Buổi trưa trong tổ của đàn ve sầu
  • C. Những trưa hè oi ả có tiếng ve sầu kêu râm ran
  • D. Buổi trưa oi ả của những chú ve sầu

Câu 17: Liệt kê các từ láy có trong khổ thơ 1 và khổ thơ 2.

  • A. thênh thang, thầm thì, lao xao
  • B. thênh thang, cửa ngõ, rầm rì, lao xao
  • C. thênh thang, rầm rì, lao xao, dạo nhạc
  • D. thênh thang, rầm rì, lao xao

Câu 18: Tìm từ ngữ miêu tả đặc điểm căn nhà của gió?

  • A. bát ngát
  • B. thênh thang
  • C. bao la
  • D. mênh mông

Câu 19: Những ngày hè oi bức, gió đã đi đâu?

  • A. Gió đi xua dịu cơn nóng ban trưa
  • B. Gió đi làm mưa cho xanh tươi đồng ruộng
  • C. Gió đi chơi ở cánh đồng
  • D. Gió đi dạo nhạc ở mặt biển

Câu 20: Qua bài thơ, tác giả muốn người đọc cảm nhận được điều gì về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?

  • A. Con người nên khai thác tối đa sức mạnh của gió
  • B. Con người cần học cách sống hài hòa với thiên nhiên
  • C. Con người không thể kiểm soát được sức mạnh của gió
  • D. Con người nên tránh xa gió vì nó quá mạnh mẽ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác