Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 5: Từ đa nghĩa

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 5: Từ đa nghĩa sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ đa nghĩa là gì?

  • A. Là từ có hai nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một nghĩa chuyển.
  • B. Là từ có hai nghĩa trở lên, trong đó có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.
  • C. Là từ có nhiều nghĩa.
  • D. Là từ có hai nghĩa.

Câu 2: Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ mắt?

  • A. Mắt biếc
  • B. Mắt na
  • C. Mắt lưới
  • D. Mắt cây

Câu 3: Từ nào dưới đây là từ có nghĩa chuyển của từ “quả” ?

  • A. Qủa tim
  • B. Qủa dừa
  • C. Hoa quả
  • D. Qủa táo

Câu 4: Từ nào dưới đây không có nghĩa chuyển

  • A. Mũi
  • B. Mặt
  • C. Đồng hồ
  • D. Tai

Câu 5: Từ nào dưới đây có thể chuyển nghĩa được?

  • A. Com- pa
  • B. Quạt điện
  • C. Rèm
  • D. Lá

Câu 6: Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào sau đây?

  • A. Nghĩa gốc và nghĩa đen
  • B. Nghĩa bóng và nghĩa chuyển
  • C. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển
  • D. Nghĩa gốc và nghĩa bóng

Câu 7: Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. 
  • B. Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng.
  • C. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
  • D. Chiếc xe đạp này, ăn phanh thật đấy.

Câu 8: Trong các câu sau câu nào từ lưỡi được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Lưỡi dao này rất sắc, cẩn thận kẻo bị đứt tay.
  • B. Lưỡi rìu vung lên chỉ ba nhát là cái cây đã đổ ầm xuống đất.
  • C. Khi làm vệ sinh cá nhân buổi sáng, đánh răng xong đừng quên vệ sinh lưỡi.
  • D. Bất thình lình một lưỡi gươm chĩa ngay về phía anh ấy.

Câu 9: Trong các câu sau đây câu nào từ miệng được dùng với nghĩa chuyển? 

  • A. Cô bé có khuôn miệng nhỏ nhắn, xinh xắn.
  • B. Đừng có mà suốt ngày chỉ biết “há miệng chờ sung” như thế.
  • C. Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.
  • D. Miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ.

Câu 10: Từ nào sau đây ghép với đường thì mang nghĩa chuyển?

  • A. kính
  • B. phèn
  • C. dây
  • D. nâu

Câu 11: Từ xuân trong câu nào dưới đây mang nghĩa gốc?

  • A. Cô ấy đã ngoài 30 nhưng vẫn còn xuân lắm.
  • B. Đã 30 cái xuân nhưng cô ấy vẫn chưa từng được trải qua mùi vị tình yêu.
  • C. Mùa xuân đến, trường chúng em lại tổ chức hoạt động trồng cây gây rừng.
  • D. Tuổi thanh xuân thật đẹp

Câu 12: Trong các câu có chứa từ đi sau đây, câu nào từ đi được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Trời trở lạnh, mẹ nhắc An nhớ đi tất vào chân trước khi đi ra ngoài.
  • B. Nam đi giày cẩn thận rồi mới ra khỏi nhà.
  • C. Ông em bị đau chân nên đi rất chậm.
  • D. Nam đi một nước cờ khiến cho tất cả đều phải trầm trồ.

Câu 13: Tiếng nào dưới đây ghép với đánh được từ mang nghĩa gốc?  

  • A. trống
  • B. đàn
  • C. cờ
  • D. nhau

Câu 14: Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc gọi là?

  • A. Nghĩa bóng
  • B. Nghĩa mới
  • C. Nghĩa chuyển
  • D. Nghĩa gốc mới

Câu 15: Nghĩa gốc của từ "ngọt" là

  • A. Sự êm tai, dễ nghe của âm thanh (đàn ngọt).
  • B. Sự tác động êm nhẹ nhưng vào sâu, mức độ cao (lưỡi dao ngọt)
  • C. vị ngọt của thực phẩm (bánh ngọt)
  • D. Sự nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm xiêu lòng của lời nói (nói ngọt).

Câu 16: Từ bụng trong câu “anh ấy rất tốt bụng” được sử dụng theo nghĩa?

  • A. nghĩa gốc
  • B. nghĩa chuyển
  • C. Nghĩa bóng
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 17: Từ ăn trong câu nào sau đây được sử dụng với nghĩa gốc?

  • A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.
  • B. Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.
  • C. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
  • D. Họ làm việc với nhau rất ăn ý.

Câu 18: Từ “bụng” trong câu “ăn cho ấm bụng” được dùng với nghĩa gì?

  • A. Nghĩa chuyển
  • B. Nghĩa bóng
  • C. Nghĩa gốc
  • D. Nghĩa tường minh

Câu 19: “Răng” trong trường hợp nào không mang ý nghĩa là bộ phận cơ thể người?

  • A. Răng khôn
  • B. Răng cưa
  • C. Mọc răng
  • D. Đánh răng

Câu 20: Các nghĩa của từ nhiều nghĩa có đặc điểm gì?

  • A. Không có mối liên hệ gì với nhau
  • B. Chỉ có liên hệ với các nghĩa chuyển
  • C. Chỉ có mối liên hệ với nghĩa từ gốc
  • D. Có mối liên hệ với nhau

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác