Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 chân trời bài 5: Từ đa nghĩa

Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 5: Từ đa nghĩa. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)

Câu 1: Thế nào là từ đa nghĩa?

Câu 2: Hãy kể tên một số từ đa nghĩa mà em biết?

Câu 3: Hãy lấy ví dụ một từ đa nghĩa và nêu rõ các nghĩa của từ đó.

Câu 4: Trong câu “Mặt trời mọc ở phía Đông” từ nào là từ đa nghĩa?

Câu 5: Trong câu “Anh ấy là ngôi sao sáng trong làng bóng đá”, từ “ngôi sao” có nghĩa là gì?

Câu 6: Từ “ngọt” trong câu “Trẻ em ưa nói ngọt, không ưa nói xăng” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Tại sao từ “mắt” được coi là từ đa nghĩa?

Câu 2: Phân biệt các nghĩa của từ “chân” trong các câu sau:

a) Cậu bé có đôi chân khỏe mạnh. 

b) Chân bàn bị gãy.

c) Anh ấy là chân sút chủ lực của đội bóng.

Câu 3: Giải thích nghĩa của từ “chạy” trong hai câu dưới đây?

a) Bố đang chạy bộ quanh công viên.

b) Cửa hàng của anh ấy chạy tốt từ khi mở.

Câu 4: Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “đầu”:

a) Phần trên cùng của cơ thể, nơi chứa não và các cơ quan cảm giác.

b) Phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật

Câu 5: Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ “ngọt” trong các kết hợp từ sau:

a) Đàn ngọt hát hay

b) Rét ngọt

c) Trẻ em ưa nói ngọt, khôi ưa nói xăng

d) Khế chua, cam ngọt

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đặt câu với từ “đầu” theo hai nghĩa sau đây?

a) Phần trên của cơ thể 

b) Phần khởi đầu, phần trước của một sự việc

Câu 2: Trong câu "Con thuyền lênh đênh trên mặt biển", từ "mặt" mang nghĩa gì? Hãy giải thích sự khác biệt giữa nghĩa của từ "mặt" ở đây với nghĩa của từ "mặt" trong câu "Bạn ấy có khuôn mặt tròn".

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) miêu tả cảnh bình mình ở quê em, trong đó có sử dụng từ đa nghĩa. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 5: Từ đa nghĩa, Bài tập Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 5: Từ đa nghĩa, câu hỏi ôn tập 4 mức độ tiếng Việt 5 CTST bài 5: Từ đa nghĩa

Bình luận

Giải bài tập những môn khác