Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Rét ngọt

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 4: Rét ngọt sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo em, vì sao các bạn nhỏ trong bài đọc lại thấy cái rét của mùa đông rất ngọt?

  • A. Vì cái rét đó vẫn rất dễ chịu so với các bạn nhỏ
  • B. Vì tuy rét nhưng thời tiết rất đẹp, nên các bạn nhỏ vẫn đươc ra đồng cùng bà
  • C. Vì các bạn nếm được vị ngọt của tình yêu thương đến từ bà và mọi người xung quanh
  • D. Vì thời tiết tuy rét, nhưng các bạn vẫn được sưởi ấm bởi tình yêu thương của bà

Câu 2: Nêu nội dung chính đoạn 1 của văn bản "Rét ngọt".

  • A. Giới thiệu xuất xứ và hương vị của chè lam
  • B. Giới thiệu chi tiết các công đoạn chế biến chè lam
  • C. Giới thiệu nguồn gốc, công đoạn chế biến và hương vị của chè lam
  • D. Giới thiệu các công đoạn chế biến và hương vị của chè lam

Câu 3: "Bữa tiệc cánh đồng" nhờ điều gì mà trở nên thịnh soạn?

  • A. Nhờ những chiếc bánh chè lam mà bà làm
  • B. Nhờ những bắp ngô nếp mấy hạt, mấy củ khoai mới dỡ mà người lớn đi làm đồng cho
  • C. Nhờ vụ mùa bội thu mà bà vừa thu hoạch được
  • D. Nhờ có bà và những người bạn thân thiết ngồi ăn

Câu 4: Tìm chi tiết cho thấy những đứa trẻ rất vui khi được ra đồng vào mùa đông.

  • A. mặt đứa nào cũng lem nhem như mọc râu mèo
  • B. vui vẻ cho thêm mấy bắp ngô nếp mấy hạt, mấy củ khoai mới dỡ
  • C. tiếng cười giòn vỡ vang cả cánh đồng
  • D. đi làm đồng ngang qua nghỉ chân cười theo

Câu 5: Mùa đông đến, bạn nhỏ được thưởng thức vị ngọt của những món ăn nào?

  • A. đường phèn, bánh kẹo
  • B. chè lam, ngô nướng
  • C. ngô nướng, khoai lang nướng
  • D. chè lam, khoai lang nướng

Câu 6: Tìm từ ngữ miêu tả hương vị của miếng chè lam

  • A. dẻo thơm, ngọt ngào, cay, đắng, bùi bùi
  • B. dẻo, dai, ngọt ngào, cay đắng, bùi bùi
  • C. dẻo thơm, ngọt ngào, cay cay, bùi bùi
  • D. dẻo, dai, ngọt ngào, cay cay, bùi bùi

Câu 7: Sắp xếp các công đoạn làm chè lam của bà nhân vật tôi theo thứ tự chính xác:

(1) Chọn thóc nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung đem rang với cát cho đến khi nổ bỏng xoè hoa rồi sảy lại, bỏ vỏ trấu và thóc chưa nổ

(2) Lấy chè lam ra khỏi bếp, nhào kĩ cho thật dẻo, chia ra từng phần bánh, lăn cho rền và phẳng, phủ bên ngoài một lớp bột mỏng để chè lam khô

(3) Lấy bỏng nếp xay mịn, mật mía với mạch nha trộn nước nấu trên lửa liu riu đến khi sánh lại

(4) Lấy hỗn hợp đã sánh lại đó trộn đều với gừng nướng chín thái mỏng, thảo quả tán nhỏ cùng với lạc rang giã dối

  • A. (3) – (1) – (2) – (4) 
  • B. (1) – (2) – (3) – (4) 
  • C. (4) – (3) – (2) – (1)
  • D. (1) – (3) – (2) – (4) 

Câu 8: Khi đến tháng Chạp, bà của nhân vật tôi thường làm gì?

  • A. Nổ bỏng
  • B. Làm chè lam
  • C. Quét dọn nhà cửa
  • D. Thu hoạch lạc

Câu 9: Tháng Chạp là tháng nào trong năm?

  • A. Tháng 12 dương lịch
  • B. Tháng 12 âm lịch
  • C. Tháng 1 dương lịch
  • D. Tháng 1 âm lịch

Câu 10: Theo em, những việc làm của bà có ý nghĩa như thế nào đối với tuổi thơ của các cháu?

  • A. Giúp các cháu hiểu biết thêm về ẩm thực truyền thống
  • B. Mang đến cho các cháu một món ăn ngon xua tan đi cái rét mùa đông
  • C. Dạy các cháu cách nấu ăn và chăm sóc gia đình
  • D. Tạo cơ hội cho các cháu thể hiện tài năng nấu nướng.

Câu 11: Vào độ tháng Chạp, bà chọn loại thóc nào để làm chè lam?

  • A. Thóc tẻ
  • B. Thóc nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung
  • C. Thóc nếp cẩm
  • D. Thóc nếp trắng

Câu 12: Bà rang thóc nếp với gì cho đến khi nổ bỏng xoè hoa?

  • A. Cát
  • B. Đường
  • C. Muối
  • D. Gạo

Câu 13: Tâm trạng của bà khi nhìn thấy mặt các cháu lem nhem khỏi bụi rạ rơm là gì?

  • A. Buồn bã
  • B. Lo lắng
  • C. Vui vẻ và cười hỏi
  • D. Không để ý

Câu 14: Trong quá trình làm chè lam, bà đã sử dụng các nguyên liệu nào sau đây?

  • A. Mật ong, mạch nha, gừng nướng, lạc rang
  • B. Mật mía, mạch nha, gừng nướng, thảo quả, lạc rang
  • C. Đường, mật ong, thảo quả, lạc rang
  • D. Mật ong, mạch nha, gừng sống, lạc rang

Câu 15: Khi ăn chè lam bà làm, các cháu cảm nhận được những hương vị nào?

  • A. Vị ngọt của mật ong và vị đắng của thảo quả
  • B. Vị dẻo của bột nếp, vị ngọt của mật, vị cay của gừng, vị bùi của lạc
  • C. Vị chua của gừng, vị ngọt của mật, vị bùi của lạc
  • D. Vị mặn của bột nếp, vị ngọt của mật, vị cay của gừng

Câu 16: Câu văn nào sau đây miêu tả cảnh vui tươi của các cháu khi ăn chè lam?

  • A. "Mặt đứa nào cũng lem nhem như mọc râu mèo, tiếng cười giòn vỡ vang cả cánh đồng."
  • B. "Các cháu ngồi im lặng ăn chè lam."
  • C. "Mặt các cháu đều buồn bã vì rét mùa đông."
  • D. "Các cháu nhìn nhau và không nói gì."

Câu 17: Từ “rét ngọt” trong đoạn văn có ý nghĩa gì?

  • A. Rét mùa đông rất lạnh
  • B. Rét mùa đông làm cho mọi người cảm thấy dễ chịu
  • C. Rét mùa đông trở nên ấm áp nhờ món chè lam
  • D. Rét mùa đông làm cho các cháu vui vẻ và hạnh phúc

Câu 18: Phản ứng của các cháu khi bà hỏi "Rét có ngọt không?" là gì?

  • A. Các cháu im lặng
  • B. Các cháu đồng thanh: “Ngọt, ngọt lắm cơ bà ạ!”
  • C. Các cháu trả lời từng người một
  • D. Các cháu kêu trời lạnh

Câu 19: Bà hỏi các cháu câu gì khi nhìn thấy mặt các cháu lem nhem?

  • A. “Chè lam có ngọt không?”
  • B. “Rét có ngọt không?”
  • C. “Các cháu có đói không?”
  • D. “Các cháu có lạnh không?”

Câu 20: Người lớn làm gì khi đi làm đồng ngang qua các cháu?

  • A. Không để ý đến các cháu
  • B. Cho thêm mấy bắp ngô nếp, mấy hạt, mấy củ khoai mới dỡ
  • C. Mắng các cháu vì làm bẩn cánh đồng
  • D. Kêu các cháu về nhà ngay lập tức

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác