Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Rét ngọt (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Rét ngọt (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nếp nhung là gì?
- A. Là loại lúa nếp thường được gieo trồng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
- B. Là loại lúa nếp thường được gieo trồng ở các tỉnh ở Nam Trung Bộ.
- C. Là loại lúa nếp thường được gieo trồng ở các tỉnh miền Trung Trung Bộ.
D. Là loại lúa nếp thường được gieo trồng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 2: Vào tháng nào là bà chọn thóc để làm chè lam?
A. Vào độ tháng Chạp.
- B. Vào tháng Giêng.
- C. Vào tháng 2.
- D. Vào tháng 3.
Câu 3: Vì sao nói “bữa tiệc cánh đồng” trở nên rất thịnh soạn?
- A. Vì bữa ăn ấy đầy đủ các món ngon của dư vị làng quê.
- B. Vì bữa tiệc ấy là món quà mà người lớn đi làm đồng dành tặng cho các bạn nhỏ.
- C. Vì các bạn ăn món ăn bà làm ở ngoài đồng.
D. Vì ngoài những món ăn của bà, các bạn còn nhận được những món quà của người lớn đi làm đồng.
Câu 4: Những việc làm của bà có ý nghĩa như thế nào đối với tuổi thơ của các cháu?
- A. Giúp tuổi thơ của các cháu được ăn ngon, cảm nhận được vị ngọt của chè lam, vị ngọt của khoai lang nướng.
- B. Giúp tuổi thơ của các cáu có những nụ cười hồn nhiên bên những người bạn, người thân.
C. Giúp tuổi thơ của các bạn nhỏ thêm sinh động đáng nhớ; những việc làm ấy trở thành kỉ niệm về tuổi thơ êm đềm của các cháu.
- D. Tạo cho các cháu có một tuổi dữ dội bên cạnh các bạn cùng trang lứa và người thân.
Câu 5: Đầu tiên để làm ra chè lam, bà đã làm gì?
A. Chọn thóc nếp.
- B. Xay mịn nếp.
- C. Pha trộn nước nấu.
- D. Mang thóc đem rang với cát.
Câu 6: Mùa đông có vị ngọt của cái gì?
- A. Ngọt của tình yêu, ngọt của mùa đông.
- B. Ngọt của chè lam, ngọt của tình yêu.
C. Ngọt của chè lam, ngọt khoai lang nướng.
- D. Ngọt của chè lam, ngọt của mùa đông.
Câu 7: Chi tiết nào dưới đây cho thấy món chè lam bà làm rất công phu?
A. Bà chọn thóc nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung đêm rang với cát cho đến hi nổ bỏng xòe hoa rồi sảy lại.
- B. Ăn một miếng chè lam bà làm, cảm nhận vị dẻo, dai của bột nếp.
- C. Vị ngọt ngào của mật, một chút cay cay của gừng, một chút bùi bùi của lạc.
- D. Chút bùi bùi của lạc mà thấy cả tháng Chạp xôn xao, rét bỗng dịu lại.
Câu 8: Các bạn nhỏ cảm nhận được những gì khi ăn món chè lam của bà?
- A. Vị ngọt của đường, dẻo dai của bột nếp, cay của gừng, bùi của lạc.
- B. Vị ngọt của đường, dẻo dai của bột nếp, cay củabạc hà, bùi của lạc.
C. Vị ngọt của mật, dẻo dai của bột nếp, cay của gừng, bùi của lạc.
- D. Vị ngọt của đường, dẻo dai của bột nếp, cay của gừng, bùi của đậu.
Câu 9: Tại sao các bạn nhỏ lại cười vỡ vang cả cánh đồng?
- A. Vì các bạn đang kể chuyện cười.
B. Vì mặt đứa nào cũng lem nhem như mọc râu mèo.
- C. Vì ai cũng làm không được chè lam.
- D. Vì đứa nào đứa nấy đều được người lớn cho mấy bắp ngô.
Câu 10: Khi thấy các bạn nhỏ cười, người lớn đi làm đồng đã có hành động gì?
- A. Cười theo, vui vẻ cho thêm mấy củ khoai lang và ngô nướng.
- B. Lặng lẽ đi qua, không quan tâm các bạn.
- C. Cười theo, đi lại chơi đùa cùng các bạn và cho thêm mấy bắp ngô mẩy hạt.
D. Cười theo, vui vẻ cho thêm mấy bắp ngô nếp mẩy hạt, mấy củ khoai lang.
Câu 11: Sau khi bà trộn đều với nước gừng tươi, bà làm bước gì tiếp theo?
- A. Chọn thóc.
- B. Trộn mật mía với mạch nha.
C. Nhào kĩ chè lam cho thật dẻo.
- D. Đm rang với cát.
Câu 12: Đâu là nội dung của bài đọc?
- A. Cho chúng ta thấy được món chè lam của bà dược làm ra rất công phu và tỉ mỉ.
- B. Cho chúng ta thấy được muốn làm ra được vị ngọt, dẻo dai của chè lam thì phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của bà.
- C. Sự vui tươi, hồn nhiên của các bạn nhỏ khi nếm được vị ngọt của chè lam và vị ngọt của khoai lang nướng.
D. Những món quà quê bình dị và tình yêu của bà giúp cho những ngày đông rét mướt trở nên ấm áp.
Câu 13: Đâu là từ đồng nghĩa với từ “xôn xao”?
- A. Vui vẻ.
B. Rạo rực.
- C. Đông đúc.
- D. Siêng năng.
Câu 14: Sắp xếp các từ dưới đây thành một nhóm từ đồng nghĩa:
“thoang thoảng, bát ngát, dìu dịu, ngan ngát, mênh mông”
A. Thoang thoảng, dìu dịu, ngan ngát.
- B. Bát ngát, ngan ngát, mênh mông.
- C. Thoang thoảng, dìu dịu, mênh mông.
- D. Ngan ngát, mênh mông, thoang thoảng.
Câu 15: Với những người cháu trả lời “Ngọt, ngọt lắm bà ạ!” mang ý nghĩa gì khi được bà hỏi “Rét có ngọt không?”
- A. Ngọt của thời tiết.
B. Ngọt của chè lam, ngọt của tuổi thơ.
- C. Ngọt của vui tươi, hồn nhiên.
- D. Ngọt khoai lang, ngọt của thời tiết.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Rét ngọt
Bình luận