Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Rét ngọt

Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Rét ngọt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TUẦN 2 – BÀI 4: RÉT NGỌT

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Chia sẻ được với bạn về một món ăn mà em nhớ nhất; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Những món quà quê bình dị và tình yêu của bà giúp cho những ngày đông rét mướt trở nên ấm áp. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Tình cảm chan chứa yêu thương của bà đã đem đến cho các cháu một tuổi thơ ngọt ngào, đầy ý nghĩa.
  • Luyện tập sử dụng từ đồng nghĩa.
  • Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả phong cảnh.
  • Tìm được một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao về tình cảm gia đình.

II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. ĐỌC BÀI: RÉT NGỌT

Bài đọc "Rét ngọt" kể về những món quà quê giản dị và tình yêu thương mà bà dành cho cháu, giúp xua tan cái lạnh giá của những ngày đông và mang đến cảm giác ấm áp. Có thể nói, rét ngọt đã thể hiện tình cảm chan chứa yêu thương của bà, đem lại cho các cháu một tuổi thơ ngọt ngào và đầy ý nghĩa, thấm đẫm những kỷ niệm đẹp đẽ và yên bình.

2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA

Câu 1: 

a. Từ chỉ hương thơm: ngào ngạt, nồng nàn, thơm ngát, thơm nức.

   Từ chỉ không gian rộng lớn: mênh mông, bao la, bát ngát, thênh thang.

b. Đặt câu:

- Hoa hồng tỏa hương thơm ngát.

- Mỗi lần về quê, tôi thường đi qua cánh đồng bát ngát, mênh mông.

Câu 2: Bát ngát, keo kẹt, kéo, đầy ắp, giản dị.

Câu 3: 

a. Các từ đồng nghĩa: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.

b. Các từ tìm được ở bài tập a không thể thay thế cho nhau vì mỗi từ miêu tả một sắc vàng khác nhau, phù hợp với các sự vật khác nhau.

3. VIẾT: VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH

Cách 1: Mở bài trực tiếp

  • Giới thiệu chung về cảnh:
  • Tên cảnh?
  • Thời điểm miêu tả?
  • …..?

Cách 2: Mở bài gián tiếp

Nêu các sự vật, hiện tượng liên quan để dẫn vào bài giới thiệu cảnh:

  • Liệt kê một số cảnh -> giới thiệu cách chọn tả.
  • Giới thiệu người, vật…gợi nhớ đến cảnh.
  • Giới thiệu bài thơ, bài hát…có nhắc đến cảnh?
  • …..?

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CTST bài 4: Rét ngọt, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Rét ngọt, Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Rét ngọt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác