Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Chớm thu

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 7: Chớm thu sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài thơ "Chớm thu" được viết bằng thể thơ nào?

  • A. Thơ tự do
  • B. Thơ tám chữ
  • C. Thơ năm chữ
  • D. Thơ lục bát

Câu 2: Bài thơ “Chớm thu” do ai sáng tác?

  • A. Hàn Mặc Tử
  • B. Đoàn Văn Mật
  • C. Xuân Quỳnh
  • D. Xuân Diệu

Câu 3: Câu thơ "Không còn tiếng cuốc gọi nhau" có ý nghĩa gì?

  • A. Mùa xuân đã đến
  • B. Mùa hè đã kết thúc
  • C. Mùa thu bắt đầu
  • D. Mùa đông sắp tới

Câu 4: Hình ảnh "bóng mẹ chờ trông tháng ngày" thể hiện điều gì?

  • A. Sự chăm chỉ của người mẹ
  • B. Niềm vui khi mùa màng bội thu
  • C. Nỗi lo lắng về mùa màng
  • D. Sự mong đợi của người mẹ về vụ mùa

Câu 5: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ sau: 

Có bông cúc trắng như mây giữa trời

  • A. Ẩn dụ
  • B. So sánh
  • C. Nhân hóa
  • D. Điệp ngữ

Câu 6: Ý nghĩa của hình ảnh "Con đường bước đến ngày mai / Dệt từ trang sách dặm dài ước mơ" là gì?

  • A. Tương lai được xây dựng từ việc học tập và ước mơ
  • B. Con đường về nhà rất dài
  • C. Sách vở là gánh nặng trên con đường tương lai
  • D. Tương lai được quyết định bởi số phận

Câu 7: Qua bài thơ, tác giả muốn truyền tải thông điệp gì?

  • A. Vẻ đẹp của mùa thu
  • B. Sự vất vả của người nông dân
  • C. Lòng biết ơn đối với cha mẹ và quê hương
  • D. Tầm quan trọng của việc học tập

Câu 8: Hình ảnh nào không xuất hiện trong bài thơ?

  • A. Bông cúc trắng
  • B. Áo tơi
  • C. Hạt thóc
  • D. Cánh đồng lúa chín

Câu 9: Câu thơ "Trầu già giấu nắng đầy cây" gợi tả điều gì về thời tiết?

  • A. Trời đang mưa
  • B. Nắng vẫn còn gay gắt
  • C. Nắng đã dịu đi
  • D. Trời đang âm u

Câu 10: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau:

Mùa đơm hạt thóc trên đồng

Đơm thêm bóng mẹ chờ trông tháng ngày

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Ẩn dụ
  • D. Điệp ngữ

Câu 11: Con đường bước đến ngày mai của bạn nhỏ được dệt từ những gì?

  • A. trường hoc, bóng mẹ, dáng cô, năm tháng tuổi thơ
  • B. trang sách, ước mơ, bóng mẹ, dáng cô, năm tháng tuổi thơ
  • C. gia đình, bóng mẹ, dáng cô, kỉ niệm những năm tháng tuổi thơ
  • D. trang sách, bóng mẹ, dáng cô, năm tháng tuổi thơ ngọt lành

Câu 12: Khổ thơ sau đã sử dụng những biện pháp tu từ nào:

Từ trong hạt gạo trắng ngần

Là bao hôm sớm ân cần mẹ cha

Từ trong thơm thảo nhành hoa

Là bao tình nghĩa chan hoà đất đai.

  • A. Biện pháp tu từ so sánh
  • B. Biện pháp tu từ điệp ngữ
  • C. Biện pháp tu từ nhân hóa
  • D. Không sử dụng biện pháp tu từ

Câu 13: Từ nào trong câu thơ sau báo hiệu mùa thu tới?

Bờ sông mẹ giặt áo tơi bay

Phơi lên đẫm một khoảng trời heo may.

  • A. Bờ sông
  • B. Áo tơi
  • C. Khoảng trời
  • D. Heo may

Câu 14: Từ ngữ in đậm trong dòng thơ sau được dùng để chỉ ai?

Mùa vui lúa về đường cày

Vẽ nên vóc dáng đôi tay tảo tần.

  • A. Chỉ người nông dân chăm chỉ, cần cù
  • B. Chỉ người thợ may tỉ mỉ, cần cù
  • C. Chỉ người đầu bếp khéo tay, tài hoa
  • D. Chỉ người mẹ hiền lành, đảm đang của tác giả

Câu 15: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai dòng thơ sau?

Trầu già giấu nắng đầy cây

Có bông cúc trắng như mây giữa trời

  • A. Biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh
  • B. Biện pháp tu từ so sánh
  • C. Không sử dụng biện pháp tu từ
  • D. Biện pháp tu từ nhân hóa

Câu 16: Em hiểu từ ngữ in đậm trong dòng thơ sau như thế nào?

Bờ sông mẹ giặt áo tơi

Phơi lên đẫm một khoảng trời heo may.

  • A. áo bằng chất liệu không thấm nước, dùng để che mưa
  • B. áo mặc giữ cho người nổi trên mặt nước
  • C. áo che mưa thường làm bằng lá cọ, không có tay
  • D. áo truyền thống, dài đến ống chân, chia thành hai tà trước và sau, khuy cài từ cổ xuống nách và một bên hông

Câu 17: Trong hai dòng thơ sau, tác giả đã nhân hóa sự vật "mùa hạ" bằng cách nào?

Không còn tiếng cuốc gọi nhau

Ngỡ mùa hạ đã trốn đâu mất rồi

  • A. Miêu tả "mùa hạ" bằng từ ngữ chỉ trạng thái cảm xúc của con người
  • B. Miêu tả "mùa hạ" bằng từ ngữ chỉ hoạt động của con người
  • C. Gọi "mùa hạ" bằng từ ngữ chỉ con người
  • D. Trò chuyện với "mùa hạ" như trò chuyện với con người

Câu 18: Vì sao tác giả lại nghĩ rằng mùa hạ đã trốn đi mất?

  • A. Vì mẹ nói rằng đã hết mùa hạ rồi
  • B. Vì thấy trời bắt đầu trở rét
  • C. Vì đã không còn nắng nóng gay gắt
  • D. Vì không còn nghe tiếng cuốc gọi nhau

Câu 19: Ý nghĩa của hình ảnh "Từ trong hạt gạo trắng ngần / Là bao hôm sớm ân cần mẹ cha" là gì?

  • A. Gạo là thực phẩm chính của gia đình
  • B. Công lao của cha mẹ được thể hiện qua hạt gạo
  • C. Hạt gạo tượng trưng cho sự tinh khiết
  • D. Cha mẹ thường ăn cơm vào buổi sáng

Câu 20: Bài thơ thể hiện cách nhìn như thế nào về cuộc sống?

  • A. Bi quan và lo lắng
  • B. Lạc quan và yêu đời
  • C. Thực tế và khách quan
  • D. Mơ mộng và lãng mạn

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác