Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời ôn tập Tuần 4: Khung trời tuổi thơ

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập Tuần 4: Khung trời tuổi thơ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác giả của bài đọc “Chớm thu” là ai?

  • A. Đoàn Văn Mật.
  • B. Đoàn Thị Điểm.
  • C. Huy Cận.
  • D. Trần Đăng Khoa.

Câu 2: Đâu không phải là các sử dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa của từ đa nghĩa?

  • A. Tìm trang có chữ cái đầu tiên của từ.
  • B. Dò từ trên xuống dưới theo thứ tự để tìm vị trí của từ cần tra.
  • C. Đọc phần giải nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp.
  • D. Tra từ theo thứ tự từ trái qua phải.

Câu 3: Nghĩa trong từ điển là gì?

  • A. Nghĩa gốc.
  • B. Nghĩa chuyện.
  • C. Nghĩa đối lập.
  • D. Ví dụ minh họa.

Câu 4: Mỗi nghĩa của từ thường kèm theo gì?

  • A. Ví dụ minh họa là các từ ngữ.
  • B. Ví dụ minh họa là là các từ trái nghĩa.
  • C. Ví dụ minh họa là các từ ngữ hoặc câu văn.
  • D. Ví dụ minh họa là các câu ca dao.

Câu 5: Câu thơ dưới đây, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Có bông cúc trắng như mây giữa trời

Có con đường cỏ xanh tươi”

  • A. Nhân hóa, so sánh.
  • B. So sánh, liệt kê.
  • C. Nhân hóa, liệt kê.
  • D. Ẩn dụ, nhân hóa.

Câu 6: Trong bài văn tả phong cảnh, người viết cần thể hiện được điều gì?

  • A. Sự hào hứng khi viết bài.
  • B. Tình cảm, cảm xúc với phong cảnh được tả.
  • C. Sự sáng tạo, tưởng tượng những điều không có thật ở phong cảnh được tả.
  • D. Sự suy tư, trầm lắng khi nghĩ đến phong cảnh.

Câu 7: Đâu là lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh?

  • A. Chỉ cần trình bày phần mở bài và thân bài, có thể bỏ phần kết bài.
  • B. Miêu tả toàn bộ những sự vật, hiện tượng có trong phong cảnh.
  • C. Tả kĩ hơn những sự vật, hiện tượng đặc sắc, làm nên vẻ đẹp riêng cho phong cảnh được miêu tả.
  • D. Hạn chế sử dụng những hình ảnh nhân hóa, so sánh.

Câu 8: Trong bài đọc “Ban mai”, tại sao nhân vật “tôi” lại muốn vẽ những cảnh sắc ấy?

  • A. Vì cảnh vật quá đẹp và nhân vật tôi thiết tha yêu mến cảnh đẹp đó.
  • B. Vì đây là khung cảnh thiên nhiên nơi nhân vật tôi sinh sống.
  • C. Vì nơi này đã cùng nhân vật tôi lớn lên.
  • D. Vì nhân vật tôi muốn lưu giữ những kỉ niệm thời thơ ấu.

Câu 9: Trong bài đọc “Ban mai”, qua những chi tiết, nhân vật “tôi” quan sát và cảm nhận về cảnh sắc nhiên nhiên, cho thấy nhân vật “tôi” là người như thế nào?

  • A. Thông minh, nhanh nhẹn , không ngại gian khổ.
  • B. Có tinh thần ham học hỏi, yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
  • C. Có tinh thần ham học hỏi, quan sát tốt và rất thông minh.
  • D. Có tính quan sát tốt, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

Câu 10:  Trong bài đọc “Ban mai”, tên nào dưới đây phù hợp với bài đọc?

  • A. Hoàng hôn của làng quê.
  • B. Trên mảnh đất quê hương.
  • C. Những kỉ niệm tuổi ấu thơ.
  • D. Vẻ đẹp cỏ linh lăng.

Câu 11: Quan sát theo trình tự thời gian là gì?

  • A. Là quan sát từ xa đến gần.
  • B. Là quan sát theo thời gian trong ngày hoặc các mùa trong năm.
  • C. Là quan sát sự thay đổi trong vòng 3 năm của cảnh vật.
  • D. Là quan sát cảnh ở nhiều góc độ.

Câu 12: Từ ngữ nào dùng để miêu tả cảnh vật được quan sát bằng mắt?

  • A. Thơm ngào ngạt.
  • B. Ngọt ngào.
  • C. Lấp lánh, rực rỡ.
  • D. Náo nhiệt, ồn ào.

Câu 13: Người quan sát phong cảnh thiên nhiên cần có tình cảm gì?

  • A. Tình yêu cuộc sống, trân trọng các mối quan hệ xung quanh.
  • B. Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm.
  • C. Sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu.
  • D. Sự vui vẻ, tích cực, yêu đời.

Câu 14: Tác giả sử dụng giác quan nào để quan sát sự vật trong câu văn dưới đây?

Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.

  • A. Mắt.
  • B. Tai.
  • C. Mũi và mắt.
  • D. Mắt và tai.

Câu 15: Trong bài đọc “Ban mai”, những hình ảnh nhân hóa trong đoạn văn thứ hai có tác dụng gì?

  • A. Làm cho cảnh vật trở nên gần gũi với trẻ em và thể hiện được trí tưởng tượng của tác giả.
  • B. Làm cho cảnh vật mang nhiều sắc màu và đẹp hơn.
  • C. Làm cho cảnh vật trở nên sinh động, gần gũi, thân thiết, đáng yêu như những người bạn.
  • D. Làm cho cảnh vật trở nên đẹp hơn trong mắt tác giả.

Câu 16: Phần thân bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?

  • A. Tả bao quát vẻ đẹp của phong cảnh.
  • B. Tả từng phần của phong cảnh.
  • C. Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh.
  • D. Nêu suy nghĩ về phong cảnh.

Câu 17: Theo em, đâu là sự vật, hiện tượng của đoạn văn miêu tả phong cảnh mùa thu?

  • A. Hoa phượng mở đỏ rực.
  • B. Lá vàng rơi xào xạc.
  • C. Nắng oi ả, chói chang.
  • D. Những cơn gió mùa rét buốt.

Câu 18: Nghĩa của từ đa nghĩa được đánh số thứ tự 2, 3, 4… có ý nghĩa gì?

  • A. Nghĩa gốc.
  • B. Nghĩa chuyển.
  • C. Các từ đồng nghĩa.
  • D. Các từ đồng âm.

Câu 19: Từ ăn không mang nét nghĩa nào dưới đây?

  • A. Hoạt động đưa thực phẩm vào để nuôi sống bản thân.
  • B. Giành về mình phần hơn, phần thắng.
  • C. Phải chịu lấy một kết quả nào đó.
  • D. Di chuyển khỏi một địa điểm nào đó.

Câu 20: Các từ “hạt gạo, nước, con đường, hạt thóc” được xếp vào loại từ nào?

  • A. Tính từ.
  • B. Động từ.
  • C. Trợ từ.
  • D. Danh từ.

Câu 21: Theo bài đọc “Chớm thu”,  “Con đường bước đến ngày mai” được nhắc đến ở khổ thơ cuối gợi cho em suy nghĩ gì?

  • A. Tương lai của bạn nhỏ sẽ đẹp đẽ, tươi sáng hơn nhờ những năm tháng học tập chăm chỉ, nhờ sự chăm sóc của mẹ và dạy dỗ của cô giáo và những kỉ niệm tuổi thơ.
  • B. Là con đường xanh cỏ tươi, tác giả hay đi qua, cũng là con đường đến trường của tác giả.
  • C. Tương lai ngày ngai sẽ đep hơn nếu người con đi qua con đường đầy cỏ xanh tươi.
  • D. Là con đường hướng đến ngày mai tươi sáng mà bố mẹ đã dẫn lối người con đi.

Câu 22: Theo bài đọc “Chớm thu”,vì sao “mùa đơm hạt thóc trên đồng” được gọi là “mùa vui”?

  • A. Vì khi thóc đơm hạt làm cho cảnh vật và thiên nhiên ở làng quê trở trên nhiều màu sắc và đẹp đẽ hơn.
  • B. Vì khi thóc đơm hạt cũng là lúc đất trời chuyển biến sang thu.
  • C. Vì mùa thóc đơm hạt đã lưu giữ rất nhiều kỉ niệm tuỏi thơ của tác giả với cha mẹ của mình.
  • D. Vì thóc đơm hạt là kết tinh của nỗi vất vả, nhọc nhằn của người nông dân và nó đem đến no ấm cho mọi người.

Câu 23: Đâu không phải nghĩa của từ bánh?

  • A. Món ăn có hình khối nhất định, chế biến bằng bột, thường có thêm chất ngọt, mặn, béo. 
  • B. Bộ phận của xe, có dạng đĩa tròn hoặc vành lắp nan hoa, quay quanh một trục để thực hiện một chuyển động hoặc để truyền chuyển động.
  • C. Từ dùng để chỉ từng đơn vị có hình khối bề ngoài giống như chiếc bánh.
  • D. Sang và đẹp một cách khác thường.

Câu 24: Từ mắt trong câu sau có nghĩa là gì?

Mắt quả dứa không ăn được.

  • A. Cơ quan để nhìn của người hay động vật.
  • B. Khu vực trung tâm cơn bão.
  • C. Lỗ hở ở các vật dụng được đan.
  • D. Bộ phận giống như hình con mắt ở ngoài vỏ của một số quả.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác