Dễ hiểu giải Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo bài 7: Chớm thu
Giải dễ hiểu bài 7: Chớm thu. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 7. CHỚM THU
Khởi động
Chia sẻ với bạn 1 - 2 dấu hiệu của thời tiết nơi em ở vào một mùa trong năm.
Giải nhanh:
Mùa thu:
- Một số loại lá cây chuyển sang màu vàng và bắt đầu rụng.
- Không khí dịu dần, nắng hanh hao, sáng sớm se lạnh.
ĐỌC: CHỚM THU
Câu 1: Tìm trong hai khổ thơ đầu những dấu hiệu báo mùa thu đến.
Giải nhanh:
Dấu hiệu báo mùa thu đến:
- Không còn tiếng cuốc gọi nhau.
- Gió heo may.
- Trầu già, hoa cúc trắng, con đường cỏ xanh tươi, dòng nước lặng.
Câu 2: Theo em, vì sao “mùa đơm hạt thóc trên đồng” được gọi là “mùa vui”?
Giải nhanh:
Vì hạt thóc báo hiệu mùa thu hoạch của người nông dân sau nhiều tháng vất vả chăm chút. Vụ mùa bội thu mang đến niềm vui cho người nông dân.
Câu 3: Khi nhìn hạt gạo, nhành hoa, tác giả nghĩ về công lao của những ai? Vì sao?
Giải nhanh:
Khi nhìn hạt gạo, nhành hoa, tác giả nghĩ về công lao của cha mẹ và đất đai.
Vì cha mẹ là người dày công chăm sóc, vun trồng; còn đất đai đai cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây lớn và bảo vệ cây.
Câu 4: “Con đường bước đến ngày mai” được nhắc đến ở khổ thơ cuối gợi cho em suy nghĩ gì?
Giải nhanh:
Đó là hành trình chúng ta trưởng thành, khôn lớn. Để con đường ấy rộng mở hơn, chúng ta cần phải không ngừng học hỏi và quan sát để ngày một tiến bộ.
ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH - CHỦ ĐIỂM KHUNG TRỜI TUỔI THƠ
a. Tìm đọc thông báo, quảng cáo hoặc bản tin:
b. Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
- Thông báo, quảng cáo hoặc bản tin đã đọc.
- Nhật kí đọc sách.
- Hình thức của thông báo, quảng cáo hoặc bản tin.
- ?
d. Ghi lại những thông tin quan trọng trong thông báo, quảng cáo hoặc bản tin được bạn chia sẻ.
(e) Đọc một thông báo, quảng cáo hoặc bản tin được bạn chia sẻ mà em thích.
Giải nhanh:
Quảng cáo về Trại hè tiếng Anh dành cho thiếu nhi.
Các thông tin quan trọng:
- Giới thiệu về các chương trình.
- Ưu điểm.
- Mục tiêu.
- Đối tượng.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN
Câu 1: Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:
a. Trong ví dụ, từ “kết” được trình bày mấy nghĩa? Nghĩa nào là nghĩa gốc? Các nghĩa nào là nghĩa chuyển?
b. Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và 1 - 2 nghĩa chuyển của từ “kết”.
Giải nhanh:
a. Từ “kết” được trình bày 5 nghĩa:
Nghĩa gốc: Đan, bện.
Nghĩa chuyển:
+ Tập hợp lại và làm cho gắn chặt với nhau
+ Gắn bó với nhau bằng quan hệ tình cảm thân thiết
+ Dính bết vào nhau
+ Hình thành quả, củ từ hoa hay rễ.
b.
- Việt Nam đánh đuổi được quân xâm lược nhờ vào sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.
- Tôi muốn đi nhiều nơi và kết thêm nhiều bạn mới.
Câu 2: Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu:
- Tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của các từ in đậm trong mỗi cặp câu.
- Nêu điểm giống nhau về nghĩa của hai từ in đậm trong mỗi cặp câu.
Giải nhanh:
Từ | Giải nghĩa |
Mắt em bé sáng long lanh. | Cơ quan để nhìn của người hay động vật; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người. |
Mắt quả dứa không ăn được. | Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả |
Em tặng bà một chiếc khăn quàng cổ bằng len. | Bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân |
Mẹ mua cho em đôi giày cao cổ rất đẹp. | Bộ phận của áo, yếm hoặc giày, bao quanh cổ hoặc cổ chân, cổ tay |
Điểm giống nhau về nghĩa của hai từ in đậm trong mỗi cặp câu: đều chỉ 1 bộ phận trên người hoặc vật.
Câu 3: Thực hiện yêu cầu:
a. Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 - 3 nghĩa chuyển của từ “ngọt”.
b. Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ “ngọt” đã tìm được.
Giải nhanh:
a. Nghĩa của từ “ngọt”:
1. có vị như vị của đường, mật
2. (món ăn) có vị ngon như vị mì chính
3. (lời nói, âm thanh) dễ nghe, êm tai, dễ làm xiêu lòng
b. Đặt câu:
1. Trẻ em rất thích ăn kẹo ngọt.
2. Con gà này ngọt thịt.
3. Cô ấy có giọng nói ngọt ngào và trong trẻo.
VIẾT: VIẾT BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH
Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.
Câu 1: Viết bài văn dựa vào dàn ý đã lập ở trang 23, 24.
Giải nhanh:
Ở những miền quê, cánh đồng lúa có lẽ là cảnh vật thân thuộc và gần gũi nhất. Cánh đồng lúa vì thế đã trở thành một phần kí ức tuổi thơ của tôi, để lại trong tôi những kỉ niệm khó phai nhòa.
Tôi thích nhất là được cùng mẹ ra thăm đồng vào buổi sớm mai. Những ánh nắng đầu tiên của ngày mới rọi xuống cánh đồng làm bừng sáng cả không gian. Sương lúc này vẫn còn giăng mắc trên từng ngọn cây, lá cỏ, cả cánh đồng chìm trong màn sương sớm. Từng bông lúa nặng trĩu hạt lúc này như đang gượng dậy để đón chào những tia nắng ấm áp.
Dưới đồng, những cánh tay thoăn thoắt đang cắt từng bông lúa vàng trĩu hạt, chiếc nón trắng nhấp nhô theo nhịp của tay người gặt. Màu lúa chín vàng ươm gợi cảm giác về một miền quê ấm no, trù phú, lòng người bỗng cảm thấy thật bình yên trước khoảnh khắc giản dị của làng quê. Lúa được cắt xong sẽ xếp thành từng bó, những chiếc xe thồ, xe kéo có nhiệm vụ chở lúa về sân khơi.
Cánh đồng quê yêu dấu đã nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành bằng hạt gạo trắng ngần, thơm như dòng sữa mẹ. Dù có đi đâu xa, hình ảnh về cánh đồng lúa sẽ mãi nhắc nhở tôi về một miền quê giản dị nhưng xiết bao trìu mến, thân thương.
VẬN DỤNG
Ghi lại những từ ngữ, hình ảnh em thích trong bài thơ “Chớm thu”.
Giải nhanh:
Mùa đơm hạt thóc trên đồng
Đơm thêm bóng mẹ chờ trông tháng ngày
Mùa vui lúa vẽ đường cày
Vẽ nên vóc dáng đôi tay tảo tần.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận