Dễ hiểu giải Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo bài 20: Nụ cười mang tên mùa xuân

Giải dễ hiểu bài 20: Nụ cười mang tên mùa xuân. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 20. NỤ CƯỜI MANG TÊN MÙA XUÂN

Khởi động                         

Nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát “Nụ cười” và chia sẻ với bạn về ý nghĩa của tiếng cười đối với cuộc sống:

Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười.

Cầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh lên ở khắp trời.

Nụ cười tươi chúng ta cùng chung niềm vui. 

Trong cuộc sống đầm ấm yên vui ta cùng cất tiếng cười.

Nhạc: Nga - Phỏng dịch lời: Phạm Tuyên

Giải nhanh:

Tiếng cười hay thái độ sống tích cực chính là chìa khóa giúp con người tạo nên “thần thái”, sức hút riêng. Tiếng cười còn là “chìa khóa” giúp ta có thêm sức mạnh, tìm ra hướng đi khi đối mặt với những khó khăn, thử thách.

ĐỌC: NỤ CƯỜI MANG TÊN MÙA XUÂN

Câu 1:  Việc làm của mỗi người trong gia đình bạn nhỏ được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Những việc làm đó gợi cho em suy nghĩ, cảm xúc gì?

Giải nhanh:

- Mẹ chuẩn bị bữa trưa

- Bên thềm bà đan áo ấm

- Bố vừa đi rẫy về, lưng áo còn ướt đẫm

=> Hình ảnh cuộc sống bình dị nhưng rất đỗi thân thương, là những phút giây ấm áp đáng trân trọng của gia đình.

Câu 2: Mỗi âm thanh trong ngôi trường mang tên niềm vui gợi cho em những cảm xúc gì?

Giải nhanh:

Mỗi âm thanh trong ngôi trường mang tên niềm vui gợi cho em cảm giác gần gũi và vui tươi .

Câu 3: Vì sao những nụ cười được tả ở khổ thơ cuối bài mang tên mùa xuân?

Giải nhanh:

Vì những nụ cười có đặc điểm, tính chất giống như mùa xuân - “tươi mới, trong ngần”, hiện diện ở khắp mọi không gian - “lấp lánh từ hiên nhà đến lớp”.

Câu 4: Cách đặt tên mỗi sự vật trong bài thơ có gì thú vị?

Giải nhanh:

Mỗi sự vật trong bài thơ đều được đặt tên gắn liền với những điều tươi đẹp, tích cực, tạo cảm giác vui tươi, phấn khởi cho người đọc.

ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH - CHỦ ĐIỂM CHUNG SỐNG YÊU THƯƠNG

(a) Tìm đọc truyện

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.

c. Cùng bạn chia sẻ:

- Truyện đã đọc.

- Nhật kí đọc sách.

- ?

d. Ghi chép lại các sự việc chính và ý nghĩa của một truyện được bạn chia sẻ.

(e) Đọc một truyện được bạn chia sẻ mà em thích.

Giải nhanh:

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ

Câu 1: Xếp các từ dùng để xưng hô trong đoạn trích sau vào nhóm thích hợp:

a. Từ chỉ người nói.

b. Từ chỉ người nghe.

c. Từ chỉ người, vật được nhắc tới.

Giải nhanh:

 

Từ chỉ người nóita
Từ chỉ người nghe.mi, thằng này, ngươi
Từ chỉ người, vật được nhắc tới.

Câu 2: Các danh từ in đậm trong đoạn văn sau được dùng để làm gì?

Tuấn reo lên:

- A, sao chổi kìa!

Bé Hà nhìn nhanh về phía tay anh chỉ. Ngôi sao chổi như một vệt quét sáng dài trên sân trời mênh mông. Bé Hà thắc mắc:

- Thế trời cũng quét sân hả anh?

- Trời bắt chước em đấy! Trên trời cũng phải đưa vài nhát chổi chứ! - Tuấn nhìn em cưới hóm hỉnh.

Phạm Đình Ân

Chọn ý trả lời đúng: 

- Để hỏi                             - để xưng hô                        - để thay thế

Giải nhanh:

Các danh từ in đậm trong đoạn văn được dùng để xưng hô.

Câu 3: Tìm đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô có trong đoạn văn sau:

Mặt trời lặn, châu chấu và giun đất đi đến tổ kiến.

Châu chấu hỏi:

- Hôm nay là ngày thế nào hả bác kiến đáng kính?

- Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.

Theo V. Ô-xê-ê-va, Thuý Toàn dịch

Giải nhanh:

Danh từ dùng để xưng hô: bác, tôi.

Câu 4: Thực hiện yêu cầu:

a. Viết lời nói và lời đáp cho một trong các tình huống sau:

Em muốn mượn bạn một cuốn sách

Em rủ em trai cùng chơi đá bóng

Em mời ba mẹ dùng cơm tối.

b. Chỉ ra các đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô đã sử dụng ở mỗi tình huống.

Giải nhanh:

- Tình huống em muốn mượn bạn một cuốn sách:

A: Cậu có thể cho tớ mượn cuốn sách cậu vừa đọc xong không?

B: Đây, cậu lấy đi!

  • Danh từ : cậu dùng để xưng hô

VIẾT: TÌM Ý, LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO

Câu 1: Đọc truyện “Sự tích cây thì là” và thực hiện yêu cầu:

a. Tìm các phần mở đầu, diễn biến và kết thúc của truyện.

b. Chọn một sự việc ở phần diễn biến và chia sẻ với bạn: Em sẽ thêm vào sự việc đó những chi tiết nào để câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn?

Giải nhanh:

a. 

- Mở đầu: Ngày xưa … một cái tên thật đẹp.

- Diễn biến: Cây có hương thơm dịu … cho nó một cái tên.

- Kết thúc: Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là.

b. Chi tiết thêm vào sự việc: Thì là chạy đến gặp Trời:

- Muôn tâu bệ hạ, bà con đang ốm nên con phải chăm bà giúp cha mẹ. 

- Thôi được rồi, ta ghi nhận tấm lòng của con.

- Xin người ban cho con một cái tên thật kêu ạ. 

- Đợi ta suy nghĩ một chút nhé. Tên của con là…thì là…thì là…

Câu 2: Dựa vào bài tập 1, lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chỉ tiết sáng tạo.

Gợi ý: 

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện:

- Tên truyện

- Nhân vật

- ?

Thân bài: Ghi lại các sự việc chính ở phần diễn biến của câu chuyện. Chọn một sự việc, ghi chép lại cụ thể những chi tiết thể hiện sự sáng tạo:

- Tả ngoại hình các nhân vật

- Kể hành động, lời nói, ý nghĩa của nhân vật gắn với tình huống cụ thể.

- ?

Kết bài: 

- Nêu kết thúc của câu chuyện

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về nội dung câu chuyện.

- ?

Giải nhanh:

Ngày xửa ngày xưa, hồi đó cây cỏ trên thế gian vẫn chưa có tên gọi riêng. Một ngày kia, ông Trời cho gọi tất cả các loài cây cỏ lại để ban tên cho riêng từng loài.

Những loài cây cỏ tranh giành đến trước đều được ông Trời đặt cho tên đúng ý muốn của chúng. Chúng cứ thế chen chúc kéo tới mà nài nỉ ông Trời ban cho chúng cái tên đẹp.

Đến tận lúc cuối ngày, bỗng nhiên có một cành cây rất nhỏ bé hớt hải vội chạy tới và nói:

- Muôn tâu bệ hạ, bà con đang ốm nên con phải chăm bà giúp cha mẹ.

- Thôi được rồi, ta ghi nhận tấm lòng của con.

- Xin người ban cho con một cái tên thật kêu ạ. 

- Đợi ta suy nghĩ một chút nhé. Tên của con là…thì là…thì là…

- Tôi có tên gọi rồi! Từ nay tôi là Thì Là!

Thế nên, mọi người đều quen gọi nó là Thì Là hoặc cũng có thể gọi là Thìa Là. Cái tên của nó tuy rất bình dị và chả có gì là đặc biệt nhưng chưa một loài cây cỏ nào dám mỉa mai, chế giễu nó cả.

VẬN DỤNG

Ghi lại một tên gọi trong bài thơ “Nụ cười mang tên mùa xuân” mà em thích và lí do em thích.

Giải nhanh:

Em thích “một ngôi nhà mang tên yêu thương” nơi em nhận được sự quan tâm và săn sóc từ ông bà và cha mẹ, là nơi luôn chan hòa tình cảm yêu thương giữa những người thân.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác