Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời ôn tập Tuần 11: Chung sống yêu thương

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập Tuần 11: Chung sống yêu thương có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đại từ xưng hô là gì?

  • A. Là từ dùng để thay thế cho danh từ.
  • B. Là từ dùng để tự chỉ mình hoặc chỉ người khác khi giao tiếp.
  • C. Là từ dùng để hỏi han người khác.
  • D. Là từ dùng để bày tỏ cảm xúc.

Câu 2: Trong các từ sau, từ nào không phải là đại từ xưng hô?

  • A. Tôi.
  • B. Nó.
  • C. Bạn.
  • D. Chúng tôi.

Câu 3: Trong trường hợp nào sử dụng đại từ xưng hô "bạn" là phù hợp nhất?

  • A. Khi nói chuyện với thầy cô giáo.
  • B. Khi nói chuyện với bạn bè.
  • C. Khi nói chuyện với người lạ.
  • D. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 4:  Trong bài thơ “Nụ cười mang tên mùa xuân”, khổ thơ thứ hai miêu tả hình ảnh gì?

  • A. Một ngôi nhà tràn đầy yêu thương.
  • B. Một buổi sáng mùa xuân tươi đẹp.
  • C. Một lớp học đầy ắp tiếng cười.
  • D. Một vườn cây nở rộ hoa xuân.

Câu 5:  Trong bài thơ “Nụ cười mang tên mùa xuân”, cụm từ “giọng thầy đọc thơ ấm mềm gió núi” gợi lên cảm xúc gì?

  • A. Niềm vui, hứng khởi.
  • B. Yêu thương, trìu mến.
  • C. Bình yên, thư thái.
  • D. Tự hào, kiêu hãnh.

Câu 6: Trong bài thơ “Nụ cười mang tên mùa xuân”, hình ảnh “cây mận góc sân” tượng trưng cho điều gì?

  • A. Sự trường tồn của thời gian.
  • B. Vẻ đẹp của mùa xuân.
  • C. Tình yêu thương của thầy cô.
  • D. Niềm vui của tuổi thơ.

Câu 7: Trong bài thơ “Nụ cười mang tên mùa xuân”, vì sao những nụ cười được ở ở khổ thơ cuối mang tên mùa xuân?

  • A. Những nụ cười được tả ở khổ thơ cuối bài mang tên mùa xuân vì nụ cười ấy tươi mới, trong ngần giống như mùa xuân, mang niềm vui, sự ấp ám lan tỏa đến mọi người xung quanh.
  • B. Vì mùa xuân mọi người đều vui vẻ, gia đình được quay quần bên nhau.
  • C. Vì mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc, mang đến nhiều hi vọng vào khởi đầu tốt đẹp.
  • D. Vì không khí mùa xuân luôn vui tươi, lòng người thêm hân hoan.

Câu 8: Khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện, trong phần mở bài cần:

  • A. Giới thiệu bản thân là nhân vật nào.
  • B. Kể về tuổi thơ của nhân vật.
  • C. Mô tả ngoại hình của nhân vật.
  • D. Giải thích lý do chọn nhân vật này.

Câu 9: Bài thơ “Nụ cười mang tên mùa xuân” thể hiện thông điệp gì?

  • A. Nụ cười là biểu hiện của niềm vui, hạnh phúc.
  • B. Nụ cười là món quà quý giá mà ta có thể trao tặng cho nhau.
  • C. Nụ cười có sức mạnh lan tỏa niềm vui và xua tan muộn phiền.
  • D. Nụ cười là biểu tượng của tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng.

Câu 10: Trong bài văn kể chuyện sáng tạo, việc sáng tạo chi tiết không thể được thực hiện bằng cách nào?

  • A. Sáng tạo thêm chi tiết.
  • B. Thay đổi cách kết thúc.
  • C. Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện.
  • D. Lấy chi tiết từ một câu chuyện khác không cùng chủ đề.

Câu 11: Từ nào sau đây không phải là danh từ dùng để xưng hô?

  • A. Ông.
  • B. Bà.
  • C. Chúng nó.
  • D. Cô.

Câu 12: Trong bài đọc Mùa vừng, bức tranh được nhắc đến trong đoạn cuối vẽ gì?

  • A. Bức tranh cảnh hoàng hôn trên cánh đồng vừng được bạn thân vẽ tặng.
  • B. Bức tranh về hình ảnh người mẹ lom khom gặt những khóm vừng trĩu bông được bạn thân vẽ tặng.
  • C. Bức tranh vẽ cảnh đàn chim sẻ bay về tổ được bạn thân vẽ tặng.
  • D. Bức tranh vẽ những chú bé chăn trâu được bạn thân vẽ tặng.

Câu 13: Khi giao tiếp, việc chọn từ xưng hô cần:

  • A. Khi giao tiếp cần chọn từ xưng hô lịch sự.
  • B. Khi giao tiếp, cần chọn từ xưng hô thể hiện đúng mối quan hệ giữa người nói với người nghe.
  • C. Khi giao tiếp cần chọn từ xưng hô lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa người nói và người nghe.
  • D. Không cần quan tâm.

Câu 14: Một đoạn văn trong bài văn kể chuyện sáng tạo thường tập trung vào:

  • A. Nhiều ý tưởng khác nhau.
  • B. Một ý tưởng hoặc sự kiện chính.
  • C. Chỉ mô tả nhân vật.
  • D. Chỉ mô tả bối cảnh.

Câu 15: Trong bài đọc Mùa vừng, tâm trạng của tác giả khi nhớ về cảnh gặt vừng là gì?

  • A. Buồn bã.
  • B. Hờn giận.
  • C. Nhớ nhung, hoài niệm.
  • D. Hào hứng.

Câu 16: Trong câu "Cái này đây là của tôi", từ "này" là:

  • A. Đại từ xưng hô.
  • B. Đại từ nghi vấn.
  • C. Đại từ thay thế.
  • D. Danh từ.

Câu 17: Theo em bài đọc Mùa vừng sử dụng phương thức biểu đạt nào?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Câu 18: Để tạo sự liên kết giữa các đoạn văn, nên sử dụng:

  • A. Từ nối và cụm từ chuyển tiếp.
  • B. Chỉ dấu chấm câu.
  • C. Chỉ khoảng trắng.
  • D. Không cần liên kết giữa các đoạn.

Câu 19: Đại từ là những từ dùng để:

  • A. Đại từ là những từ dùng để xưng hô.
  • B. Đại từ là những từ dùng để hỏi.
  • C. Đại từ là những từ dùng để thay thế các từ ngữ khác.
  • D. Đại từ là những từ dùng để xưng hô, để hỏi hoặc để thay thế các từ ngữ khác.

Câu 20: Khi viết đoạn văn cho bài văn kể chuyện sáng tạo về một xung đột trong câu chuyện, nên:

  • A. Giải quyết xung đột ngay lập tức.
  • B. Bỏ qua xung đột.
  • C. Phát triển xung đột từ từ để tạo sự căng thẳng.
  • D. Chỉ tập trung vào một bên của xung đột.

Câu 21: Trong đoạn văn kết thúc của bài văn kể chuyện sáng tạo, nên:

  • A. Giới thiệu nhân vật mới.
  • B. Tạo ra một bước ngoặt bất ngờ
  • C. Tổng kết và gợi mở suy nghĩ.
  • D. Để câu chuyện kết thúc đột ngột.

Câu 22: Từ “lấp lánh” trong câu thơ “Nụ cười em lấp lánh từ hiên nhà đến lớp” thể hiện điều gì?

  • A. Vẻ đẹp rực rỡ, tươi sáng của nụ cười bạn nhỏ.
  • B. Niềm vui sướng, hân hoan
  • C. Sự hồn nhiên, trong sáng
  • D. Âm thanh vang xa

Câu 23: Trong bài thơ “Nụ cười mang tên mùa xuân”, hình ảnh “con mèo lưỡi” trong câu thơ “Con mèo lưỡi của bố đi đâu?” trong bài thơ thể hiện điều gì?

  • A. Sự tinh nghịch, đáng yêu của trẻ thơ.
  • B. Mối quan hệ gắn bó giữa bố và con.
  • C. Niềm vui sum vầy của gia đình.
  • D. Sự ấm áp của mùa xuân.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác