Giải VBT tiếng Việt 5 Chân trời bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân
Giải chi tiết VBT tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
CHUNG SỐNG YÊU THƯƠNG
BÀI 3: NỤ CƯỜI MANG TÊN MÙA XUÂN
Luyện từ và câu
Bài 1: Xếp các từ dùng để xưng hô trong đoạn trích sau vào nhóm thích hợp:
Yết Kiêu đục thuyền giặc chẳng may bị giặc bắt.
Tướng giặc: – Mi đục mấy chục chiến thuyền của ta phải không?
Yết Kiêu: – Phải!
Tướng giặc: – Phải là thế nào?
Yết Kiêu: – Phải là lẽ phải thế!
Tướng giặc: – A, thằng này láo! Quân đâu, lôi nó ra chém đầu!
Yết Kiêu: – Một việc làm vô ích! Chiến thuyền của ngươi vẫn đắm!
Theo Lê Thi
Bài giải chi tiết:
Bài 2: Các danh từ in đậm trong đoạn văn sau được dùng để làm gì?
Tuấn reo lên:
– A, sao chổi kìa!
Bé Hà nhìn nhanh về phía tay anh chỉ. Ngôi sao chổi như một vệt quét sáng dài trên sân trời mênh mông. Bé Hà thắc mắc:
– Thế trời cũng quét sân hả anh?
– Trời bắt chước em đấy! Trên trời cũng phải đưa vài nhát chổi chứ! – Tuấn nhìn em cười hóm hỉnh.
Phạm Đình Ân
Đánh dấu vào trước ý trả lời đúng.
Để hỏi. Để xưng hô. Để thay thế.
Bài giải chi tiết:
Để hỏi. Để xưng hô. Để thay thế.
Bài 3: Gạch dưới đại từ, khoanh tròn danh từ dùng để xưng hô có trong đoạn văn sau:
Mặt trời lặn, châu chấu và giun đất đi đến tổ kiến.
Châu chấu hỏi:
- Hôm nay là ngày thế nào hả bác kiến đáng kính?
- Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.
Theo V. Ô-xê-ê-va, Thúy Toàn dịch
Bài giải chi tiết:
- Các đại từ: bác, thế nào, tôi.
- Danh từ dùng để xưng hô: bác
Bài 4: Viết lời nói và lời đáp cho một trong các tình huống sau. Gạch dưới các đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô đã sử dụng.
a. Em muốn mượn bạn một cuốn sách.
b. Em rủ em trai cùng chơi đá bóng.
c. Em mời ba mẹ dùng cơm tối.
Bài giải chi tiết:
a.
- Ngày mai, cậu cho tớ mượn cuốn sách này nhé!
- Ừ, mai tớ sẽ cho cậu mượn.
=> Đại từ xưng hô: cậu, tớ
b.
- Em chơi đá bóng cùng anh nhé!
- Dạ vâng ạ.
=> Danh từ xưng hô: em, anh
c.
- Con mời bố mẹ ăn cơm ạ!
=> Danh từ xưng hô: bố mẹ
+ Đại từ xưng hô: con
Viết
Bài 1: Dựa vào truyện “Sự tích cây thì là” (SGK, tr.96), xác định các phần mở đầu, diễn biến và kết thúc của truyện.
Bài giải chi tiết:
Mở đầu:
Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm để xin Trời đặt cho một cái tên thật đẹp.
Diễn biến:
Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhàng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,...
Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, một nhành cây nhỏ mới chạy đến. Nó nói vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên đã đến muộn. Cảm động trước lòng hiếu thảo của cây nên Trời không trách phạt. Nhưng lúc này, Trời chưa nghĩ ra được tên gì hay. Ông ngập ngừng:
– Tên của con... thì là... thì là...
Nhành cây nghe vậy mừng quá, hét toáng lên:
– Tôi có tên rồi! Tên tôi là “thì là”!
Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Nó đâu biết rằng “thì là” không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho nó một cái tên.
Kết thúc:
Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là.
Bài 2: Dựa vào bài tập 1 và các gợi ý (SGK, tr.97), lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo.
Bài giải chi tiết:
Mở đầu:
Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm. Ai ai cũng hớn hở mong chờ được Trời đặt cho một cái tên thật đẹp. Mỗi loài cây đều diện bộ trang phục xinh đẹp nhất và khoe điểm nổi bật nhất của mình.
Diễn biến:
Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhưng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,...
Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, một nhành cây nhỏ mới vội vã chạy đến. Nó thở hổn hển, nói:
– Con xin lỗi vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên con đã đến muộn. Xin Trời hãy thương tình đặt cho con một cái tên.
Cảm động trước lòng hiếu thảo của cây nên Trời không trách phạt mà thương vô cùng. Nhưng lúc này, Trời chưa nghĩ ra được tên gì hay. Ông suy nghĩ mãi rồi ngập ngừng:
– Tên của con... thì là... thì là...
Nhành cây nghe vậy mừng quá, hét toáng lên:
– Tôi có tên rồi! Tên tôi là “thì là”!
Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Nó đâu biết rằng “thì là” không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho nó một cái tên. Bà khen cậu:
– Con có một cái tên thật đặc biệt!
Kết thúc:
Muôn loài đều rất yêu thích tên của cậu.
Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là.
Chữa lỗi
Bài giải chi tiết:
- Các em soát lỗi chính tả và sửa.
Vận dụng
Bài tập: Ghi lại một tên gọi trong bài thơ “Nụ cười mang tên mùa xuân” mà em thích và lí do em thích.
Bài giải chi tiết:
Em thích tên gọi “những nụ cười mang tên mùa xuân”. Vì nụ cười mang tên mùa xuân đem lại sự ấm áp, vui vẻ cho mọi người, mọi vật. Nụ cười mùa xuân đi tới đâu, ở đó sẽ tràn ngập niềm vui.
Tự đánh giá
Bài giải chi tiết:
- Các em trình bày cảm xúc của bản thân khi học bài 3.
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo , Giải VBT tiếng Việt 5 CTST, Giải VBT tiếng Việt 5 bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân
Bình luận