Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
TUẦN 11 – BÀI 3. NỤ CƯỜI MANG TÊN MÙA XUÂN
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Chia sẻ được với bạn về ý nghĩa của tiếng cười đối với cuộc sống sau khi nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát “Nụ cười”.
- Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic đúng nghĩa, đúng mạch cảm xúc của bài thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Những nụ cười của người thân, bạn bè, thầy cô,… mang đến niềm vui cho bạn nhỏ. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mọi người hãy vui vẻ, thân ái, chan hòa với nhau để cuộc sống luôn tươi vui, tích cực. Học thuộc lòng được bài thơ.
- Tìm đọc được một truyện viết về niềm vui trong học tập, lao động, niềm vui khi được yêu thương hay niềm vui khi làm việc tốt, viết được Nhật kí đọc sách.
- Nhận diện được đại từ xưng hô.
- Tìm được ý, lập được dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo.
- Ghi lại được một tên gọi trong bài thơ Nụ cười mang tên mùa xuân mà em thích và lí do em thích.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. BÀI ĐỌC: NỤ CƯỜI MANG TÊN MÙA XUÂN
Bài thơ “Nụ cười mang tên mùa xuân” đã diễn tả một cách rõ nét về tình yêu thương của gia đình, niềm vui đến từ ngôi trường, thầy cô, bạn bè đã tạo nên nụ cười mùa xuân, nụ cười của sự trong trẻo, tươi mới, chứa chan trong nụ cười đó là sự hạnh phúc.
2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
- Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hoặc chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó, họ,...
- Ngoài ra, trong giao tiếp, ta còn có thể dùng một số danh từ để xưng hô: ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cậu, mợ, anh, chị, em, con, cháu; thầy, cô, bạn,...
- Khi giao tiếp, cần chú ý chọn từ xưng hô lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa người nói với người nghe.
3. VIẾT: TÌM, LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
Gợi ý:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện:
+ Tên truyện.
+ Nhân vật.
+ ...
- Thân bài: Ghi lại các sự việc chính ở phần diễn biến của câu chuyện. Chọn một sự việc, ghi chép cụ thể những chi tiết thể hiện sự sáng tạo:
+ Tả ngoại hình các nhân vật.
+ Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật gắn với tình huống cụ thể.
+ ...
- Kết bài:
+ Nêu kết thúc của câu chuyện.
+ Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về nội dung câu chuyện.
+ ...
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CTST bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân, Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân
Bình luận