Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Ngày xuân Phố Cáo
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 4: Ngày xuân Phố Cáo sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Loại cây nào được miêu tả là "xanh thẫm đang vươn dọc bầu trời như tường thành hiên ngang"?
- A. Thông
B. Sa mộc
- C. Cải mèo
- D. Củ cải
Câu 2: Câu "Gió xuân mang khói trắng về trời" cho thấy điều gì?
- A. Ô nhiễm không khí
- B. Thời tiết lạnh giá
C. Hoạt động đốt nương làm rẫy
- D. Sương mù buổi sáng
Câu 3: Tại sao tác giả nói "Khói đốt rơm rạ buổi chiều dường như khiến khung cảnh trở nên gần gũi"?
- A. Vì khói làm mờ tầm nhìn
B. Vì khói tạo cảm giác ấm áp, thân thuộc
- C. Vì khói làm ô nhiễm không khí
- D. Vì khói che khuất cảnh đẹp
Câu 4: Dòng nào miêu tả đúng nhất tâm trạng của tác giả khi ngắm cảnh?
- A. Hào hứng, phấn khích
B. Buồn bã, cô đơn
- C. Yên bình, thư thái
- D. Lo lắng, bồn chồn
Câu 5: Vì sao tác giả nói "Tôi chỉ muốn ngồi lại bên hiên căn nhà vắng, nhìn ngắm mãi buổi chiều thênh thang"?
- A. Vì tác giả mệt mỏi, cần nghỉ ngơi
B. Vì cảnh vật quá đẹp, tác giả muốn tận hưởng
- C. Vì tác giả sợ trời tối không về kịp
- D. Vì tác giả đang chờ đợi ai đó
Câu 6: Cụm từ "lộc biếc chồi non" ám chỉ điều gì?
A. Sự sinh sôi, nảy nở của cây cối vào mùa xuân
- B. Màu sắc của núi non
- C. Loại cây đặc trưng của vùng núi
- D. Tên gọi một loài hoa
Câu 7: Hoa cải mèo có màu gì?
- A. Vàng nhạt
- B. Vàng óng
C. Vàng tươi
- D. Trắng tươi
Câu 8: Tác giả đã sử dụng những giác quan nào để miêu tả cảnh vật?
A. Thị giác và khứu giác
- B. Thị giác và thính giác
- C. Thị giác và vị giác
- D. Thị giác và xúc giác
Câu 9: Nếu bạn được yêu cầu đặt một tiêu đề khác cho bài văn này, bạn sẽ chọn tiêu đề nào?
- A. "Mùa xuân trên nương"
B. "Bình yên xứ núi"
- C. "Khói sóng Phố Cáo"
- D. "Hương vị mùa xuân"
Câu 10: Dựa vào bài văn, có thể suy ra điều gì về đời sống văn hóa của người dân Phố Cáo?
- A. Họ có cuộc sống hiện đại
B. Họ vẫn giữ nếp sống truyền thống
- C. Họ chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa nước ngoài
- D. Họ ít giao lưu với bên ngoài
Câu 11: Câu văn sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Phía sau, dãy núi như đang nằm lặng chờ thời khắc lộc biếc chồi non bừng sắc nắng.
A. Biện pháp tu từ nhân hóa
- B. Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa
- C. Biện pháp tu từ so sánh
- D. Không sử dụng biện pháp tu từ
Câu 12: Nêu nội dung đoạn văn cuối của văn bản "Ngày xuân Phố Cáo",
- A. Miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân ở Phố Cáo
- B. Miêu tả một buổi chiều của nhân vật tôi ở Phố Cáo
C. Miêu tả cảnh lao động vào mùa xuân của người dân ở Phố Cáo
- D. Miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa xuân ở Phố Cáo
Câu 13: Chi tiết nào sau đây không miêu tả cảnh lao động của bà con ở Phố Cáo?
A. ngồi lại bên hiên căn nhà vắng
- B. mỗi người một việc, cày bừa xới đất
- C. lúi húi đốt nương
- D. lo dắt bò cày xới
Câu 14: Nhân vật tôi đến Phố Cáo vào thời điểm nào?
- A. Vào buổi sáng một ngày xuân
- B. Vào một ngày hội ở Phố Cáo
C. Vào một ngày mùa xuân
- D. Vào một ngày nghỉ
Câu 15: Cảnh vật ở Phố Cáo vào một buổi chiều ngày xuân đem đến cảm xúc gì cho nhân vật tôi?
- A. hạnh phúc, vui vẻ
- B. rộn ràng, tấp nập
C. bình yên, nhẹ nhàng
- D. hối hả, nhộn nhịp
Câu 16: Nhân vật tôi bước qua những con đường đất để tìm đến nơi nào?
- A. Tìm đến bên hiên căn nhà vắng, nhìn ngắm mãi buổi chiều thênh thang
- B. Tìm nương cải mèo hoa nở vàng tươi lối đi như nô nức đón xuân sang
C. Tìm đến nơi có khói đốt bốc lên làm mờ nhoè, bảng lảng cả những đồi thông chọc thẳng bầu trời
- D. Tìm đến nơi có những dãy sa mộc xanh thẫm đang vươn dọc bầu trời như tường thành hiên ngang, che chở cho bản làng xứ núi
Câu 17: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:
Phía sau, dãy núi như đang nằm lặng chờ thời khắc lộc biếc chồi non bừng sắc nắng.
A. Biện pháp tu từ nhân hóa
- B. Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa
- C. Biện pháp tu từ so sánh
- D. Không sử dụng biện pháp tu từ
Câu 18: Câu văn sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Những nương cải mèo hoa nở vàng tươi lối đi như nô nức đón xuân sang.
- A. Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa
B. Biện pháp tu từ nhân hóa
- C. Biện pháp tu từ so sánh
- D. Không sử dụng biện pháp tu từ
Câu 19: Tìm chi tiết miêu tả nương cải mèo ở Phố Cáo khi nhân vật tôi ghé thăm.
- A. còn nâu màu đất mới, mỗi người một việc, cày bừa xới đất
- B. nằm lặng chờ thời khắc lộc biếc chồi non bừng sắc nắng
- C. xanh thẫm đang vươn dọc bầu trời như tường thành hiên ngang
D. nở vàng tươi lối đi như nô nức đón xuân sang
Câu 20: Qua bài văn, tác giả muốn truyền tải thông điệp gì?
A. Vẻ đẹp của thiên nhiên vùng núi
- B. Cuộc sống khó khăn của người dân miền núi
- C. Sự thay đổi của thời tiết theo mùa
- D. Tầm quan trọng của nông nghiệp
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Ngày xuân Phố Cáo
Bình luận