Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Ngày xuân Phố Cáo

Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Ngày xuân Phố Cáo. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TUẦN 15 – BÀI 4. NGÀY XUÂN PHỐ CÁO

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Cùng bạn trao đổi được về nội dung tranh minh họa bài đọc; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài và hoạt động khởi động. 
  • Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Ngày xuân Phố Cáo. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được chủ đề của văn bản. Hiểu được nội dung của bài đọc: Vẻ đẹp thiên nhiên của Phố Cáo vào mùa xuân. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Tình cảm của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên quá đỗi nên thơ và cuộc sống thanh bình ở bản Lán Xì, xã Phố Cáo.
  • Luyện tập sử dụng kết từ. 
  • Viết được bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó.
  • Chia sẻ được với người thân những điều thú vị ở Phố Cáo vào ngày xuân.

II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. BÀI ĐỌC: NGÀY XUÂN PHỐ CÁO

“Ngày xuân Phố Cáo” đã khắc hoạ một cách rõ nét và sinh động về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống lao động ở bản Lán Xì vào ngày xuân. Khung cảnh này rất đỗi bình yên, nhẹ nhàng như muốn níu kéo mọi bước chân dừng lại tận hưởng, cảm nhận và nuối tiếc nơi đây.

2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ KẾT TỪ

1. Chọn kết từ phù hợp: 

Và/ của

2. 

a. Mặc dù trời mưa to nhưng mọi người vẫn đến đúng giờ.

b.  rừng cây xanh tốt nên chim chóc kéo nhau về làm tổ.

c. Nếu em chăm chỉ đọc sách thì em sẽ biết thêm nhiều điều bổ ích

3. Gợi ý:

- Tuy tắc đường nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ.

- Giá mà kỳ trước em chăm chỉ học, thì em đã đạt được kết quả tốt hơn.

- Hoa chẳng những khéo tay mà còn học giỏi.

4. Gợi ý:

Tác giả đã khắc họa ngày xuân ở Phố Cáo không chỉ đẹp đẽ mà còn rất yên bình. Những nương cải, con đường, đồi thông,… đều mang lại cho người đọc những cảm xúc khó tả.

3. VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO (BÀI VIẾT SỐ 3)

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó.

Gợi ý:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (Người kể chuyện? Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện?)

- Thân bài: 

+ Chọn lời xưng hô phù hợp.

+ Kể lại diễn biến của câu chuyện theo một trình tự hợp lí: Sự việc 1 => Kết quả, sự việc 2 => kết quả,...

+ Đặt mình vào vai nhân vật: Thể hiện lời nói, ý nghĩ,... phù hợp; Nhận xét, đánh giá về các nhân vật, sự việc;...

- Kết bài: 

+ Nêu kết thúc của câu chuyện.

+ Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể chuyện về nội dung hoặc ý nghĩa của câu chuyện.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CTST bài 4: Ngày xuân Phố Cáo, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Ngày xuân Phố Cáo, Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Ngày xuân Phố Cáo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác