Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 5: Luyện tập về đại từ
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 5: Luyện tập về đại từ sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tìm đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây?
Chọn được một cuốn sách ưng ý, Vy nói với cô thủ thư:
- … ơi, … muốn mượn cuốn này ạ!
- A. Chị – em.
- B. Mẹ – con.
C. Cô – con.
- D. Bà – cháu.
Câu 2: Đại từ “đó” trong câu dưới đây thay thế cho từ nào?
Thanh nhìn ra cái khung cửa mở rộng. Ngoài đó là một khu vườn xanh mát.
- A. Thành
- B. Khu vườn
C. Cái khung cửa mở rộng
- D. Xanh mát
Câu 3: Đại từ nào sau đây là dùng để xưng hô?
- A. đâu
- B. thế
C. chúng mày
- D. bao nhiêu
Câu 4: Đâu là câu văn chứa đại từ xưng hô chỉ người nói?
- A. Cậu ấy có một gương mặt vô cùng đáng yêu.
B. Tôi là một chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua.
- C. Mẹ tôi là một người phụ nữ tần tảo, dịu dàng, hết lòng yêu thương và chăm sóc gia đình.
- D. Chúng đã khiến nước ta rơi vào tình cảnh lầm than, nhân dân ta chịu nhiều cơ cực, khốn cùng.
Câu 5: Tìm đại từ thay thế trong các câu sau và cho biết đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào đứng trước nó?
“Lúa gạo hay vàng đều rất quý. Thời gian cũng thế. Nhưng quý nhất là người lao động”.
- A. Đại từ thế thay cho từ vàng.
B. Đại từ thế thay cho từ rất quý.
- C. Đại từ thế thay cho từ đều.
- D. Đại từ thế thay cho từ lúa gạo.
Câu 6: Đại từ “anh ấy” trong câu dưới đây thay thế cho từ nào?
Thành tặng tôi một quyển truyện tranh. Việc anh ấy tặng tôi một quyển truyện tranh làm tôi rất xúc động.
- A. Xúc động
- B. Quyển truyện tranh
C. Thành
- D. Tôi
Câu 7: Tìm đại từ thay thế trong các câu sau và cho biết đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào đứng trước nó?
“Bé Rơm vừa chạy vừa nhìn xung quanh với nụ cười tươi rói. Thỉnh thoảng, bé quay đầu lại, ngoắc ngoắc bàn tay bé xíu gọi bọn trẻ. Chúng thấy vậy thích thú, đua nhau đuổi theo”.
A. Đại từ chúng thay thế chi từ bọn trẻ.
- B. Đại từ bé thay thế cho từ Rơm.
- C. Đại từ chúng thay thế cho từ nụ cười.
- D. Đại từ bé thay thế cho từ xung quanh
Câu 8: Tìm đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây?
Nghỉ hè, Quang gọi điện thoại cho bà:
- … ơi, hai tuần nữa, cả nhà … sẽ về thăm …
A. Bà – cháu – bà.
- B. Cháu – bà – cháu.
- C. Anh – chị – em.
- D. Con – cháu – bà.
Câu 9: Tìm đại từ xưng hô trong đoạn thơ sau?
- Mẹ ơi, con tuổi gì?
- Tuổi con là tuổi ngựa
Ngựa không yên một chỗ
Tuổi con là tuổi đi…
(Trích “Tuổi ngựa” – Xuân Quỳnh)
- A. Gì, ơi.
B. Mẹ, con.
- C. Mẹ ơi, con, tuổi ngựa.
- D. Tuổi đi, tuổi ngựa.
Câu 10: Đâu là đại từ nghi vấn trong các từ sau?
- A. Kia.
B. Bao nhiêu.
- C. Này.
- D. Thế.
Câu 11: Đại từ nào sau đây không dùng để thay xưng hô?
- A. tôi
- B. tớ
- C. chúng tớ
D. này
Câu 12: Từ nào dưới đây không phải là đại từ?
A. Kia.
- B. Vậy.
- C. Tôi.
- D. Thế.
Câu 13: Đại từ nào sau đây là dùng để hỏi?
- A. chúng tớ
- B. vậy
- C. này
D. nào
Câu 14: Đâu không phải là đại từ nghi vấn?
A. Vậy
- B. Gì.
- C. Nào.
- D. Sao.
Câu 15: Từ in đậm trong câu thơ dưới đây dùng để làm gì?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu mà lại có tiên xây thành?
- A. Được dùng để xưng hô.
B. Được dùng để hỏi.
- C. Được dùng để trỏ số lượng.
- D. Được dùng để thay thế.
Câu 16: Đại từ in đậm trong câu dưới đây dùng để làm gì?
Chúng ta cùng nhau nặn người tuyết nhé!
A. Được dùng để xưng hô.
- B. Được dùng để trỏ số lượng.
- C. Được dùng để hỏi.
- D. Được dùng để thay thế.
Câu 17: Đâu không phải là đại từ xưng hô trong các từ sau?
- A. Tôi
- B. Chúng tôi
- C. Tớ
D. Bạn bè
Câu 18: Đại từ nào sau đây là dùng để thay thế?
A. này
- B. nào
- C. đâu
- D. tớ
Câu 19: Đại từ “vậy” trong câu dưới đây thay thế cho từ nào?
Tôi thích xem phim hoạt hình. Chị tôi cũng vậy.
- A. Tôi
- B. Chị tôi
C. Thích xem phim hoạt hình
- D. Phim hoạt hình
Câu 20: Đại từ in đậm trong câu dưới đây thay thế cho từ nào?
Bọn trẻ ngã ụp mặt xuống đấy. Rồi chúng cố đứng lên mà không làm hỏng những hình thù đã in trên tuyết.
- A. Ngã ụp.
- B. Ngã ụp mặt xuống đất.
- C. Mặt.
D. Bọn trẻ.
Bình luận